(Baothanhhoa.vn) - Thành lập HTX sản xuất và chế biến nấm Vân Sơn từ năm 2014, ban giám đốc HTX luôn trăn trở tìm hướng đi cho các thành viên, đó là hội đồng quản trị, ban giám đốc và thành viên HTX họp định kỳ 1 lần/tháng để bổ sung điều chỉnh phương án sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển HTX kiểu mới do phụ nữ làm chủ

Thành lập HTX sản xuất và chế biến nấm Vân Sơn từ năm 2014, ban giám đốc HTX luôn trăn trở tìm hướng đi cho các thành viên, đó là hội đồng quản trị, ban giám đốc và thành viên HTX họp định kỳ 1 lần/tháng để bổ sung điều chỉnh phương án sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Gian hàng giới thiệu sản phẩm của HTX dịch vụ chăn nuôi tổng hợp do phụ nữ làm chủ xã Vĩnh Tân (Vĩnh Lộc).

HTX đứng ra thu mua sản phẩm cho các thành viên và nhập về gian hàng giới thiệu sản phẩm của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh, nhà hàng, doanh nghiệp để tiêu thụ; ban giám đốc tổ chức cho các thành viên tham quan mô hình sản xuất ở nhiều địa phương, như: Hưng Yên, Nam Định,... và tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau từ khâu chọn nguyên liệu đến chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm. Do đó, các loại nấm trồng chủ yếu của HTX là nấm linh chi, nấm mỡ, nấm mục nhĩ, nấm sò, nấm rơm... được áp dụng quy trình chăm sóc nghiêm ngặt, đúng khung thời vụ, bảo đảm an toàn thực phẩm. Sau 4 năm hoạt động, HTX sản xuất và chế biến nấm xã Vân Sơn đã có 65 thành viên sản xuất và tiêu thụ được 23,8 vạn bịch nấm các loại tươi và khô, doanh thu đạt 1,8 tỷ đồng.

Thành lập HTX đã khó, duy trì hoạt động hiệu quả của HTX càng khó hơn. Với số vốn điều lệ 30 triệu đồng và được hỗ trợ vay 200 triệu đồng của hội LHPN cấp trên, Hội đồng Quản trị HTX dịch vụ chăn nuôi tổng hợp xã Vĩnh Tân (Vĩnh Lộc) đã xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh tập trung vào hai mảng chính là chăn nuôi và dịch vụ. Với sự năng động của hội đồng quản trị, nhất là giám đốc điều hành, HTX hoạt động khá hiệu quả và được UBND xã tạo điều kiện xây dựng gian hàng giới thiệu sản phẩm cho hội viên tại chợ của xã; bồi dưỡng kiến thức; chuyển giao khoa học - kỹ thuật. Hiện HTX có các sản phẩm như: Trứng gà, các loại thịt gia súc, gia cầm, rau màu, hoa quả có đầu ra tương đối ổn định.

Phát triển mô hình HTX kiểu mới do phụ nữ làm chủ ở nhiều địa phương trong tỉnh thời gian qua có sự đóng góp không nhỏ của hội viên, phụ nữ. Nhiều mô hình HTX do phụ nữ quản lý đã và đang hoạt động hiệu quả, tạo việc làm, tăng thu nhập cho xã viên. Toàn tỉnh hiện có 212 mô hình, trong đó có 41 HTX do phụ nữ làm chủ trực tiếp quản lý và điều hành. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX chủ yếu là dịch vụ vệ sinh môi trường, dịch vụ chăn nuôi (chăn nuôi tổng hợp, chăn nuôi lợn rừng, sản xuất cá giống, mật ong...), sản xuất rau màu các loại... Đây là những mô hình kinh tế tập thể mà phụ nữ đóng vai trò nòng cốt, góp phần cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho hội viên. Bình quân, mỗi thành viên HTX có thu nhập từ 2,5 đến 3 triệu đồng/tháng trở lên, trong đó có nhiều thành viên đạt thu nhập 5 triệu đồng/tháng.

Để giúp ban giám đốc HTX do phụ nữ làm chủ hoạt động có hiệu quả, Hội LHPN tỉnh đã tranh thủ các nguồn vốn, tạo điều kiện cho HTX vay sản xuất, hỗ trợ giống cây, con, phương tiện, tập huấn kiến thức và chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho các thành viên, tập huấn nâng cao năng lực, bổ sung những kiến thức cơ bản về cách quản lý, điều hành... cho ban giám đốc HTX nhằm giúp chị em nắm được những kiến thức cơ bản về luật, vai trò, nhiệm vụ... qua đó biết cách quản lý, triển khai hoạt động HTX tốt hơn.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, những ngày đầu đi vào hoạt động, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng với sự đoàn kết, năng động, nhạy bén của ban giám đốc HTX trong việc tổ chức sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng, được thị trường chấp nhận. Nhiều khâu sản xuất như phơi khô, đóng gói sản phẩm, thu hoạch đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo lại hoàn toàn phù hợp với chị em xã viên, do vậy sản phẩm làm ra vừa đạt yêu cầu chất lượng, mẫu mã đẹp đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, không những bán tại thị trường trong tỉnh mà còn được xuất bán ra một số tỉnh, thành trong nước, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho xã viên. Đến nay HTX không còn thành viên là hộ nghèo.

Nhiều chị em xã viên cho biết, tham gia vào HTX có nhiều thuận lợi, được cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, không còn phải bán lẻ như trước, chị em vừa có việc làm lại có thu nhập ổn định. Hiện nay những mô hình HTX do phụ nữ thành lập, quản lý, điều hành đều hoạt động hiệu quả. Ưu điểm của mô hình này là các thành viên rất cần cù, tỉ mỉ, năng động và chịu khó, ham học hỏi trong sản xuất, chế biến và tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Thời gian tới, Hội LHPN tỉnh phối hợp với cơ quan chức năng triển khai lồng ghép một số dự án hỗ trợ thành lập thêm mô hình HTX, các mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ để phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong xây dựng hạnh phúc gia đình và làm giàu cho xã hội.


Bài và ảnh: Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]