(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã linh hoạt lồng ghép nhiều nguồn vốn để đầu tư xây mới, nâng cấp, cải tạo chợ truyền thống. Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, khai thác hệ thống bán lẻ hiện đại ở khu vực nông thôn như trung tâm thương mại, siêu thị mini, cửa hàng tiện ích... đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân nông thôn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại ở khu vực nông thôn

Những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã linh hoạt lồng ghép nhiều nguồn vốn để đầu tư xây mới, nâng cấp, cải tạo chợ truyền thống. Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, khai thác hệ thống bán lẻ hiện đại ở khu vực nông thôn như trung tâm thương mại, siêu thị mini, cửa hàng tiện ích... đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân nông thôn.

Phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại ở khu vực nông thôn

Khách hàng lựa chọn sản phẩm tại Trung tâm thương mại Hoa Lộc (Hậu Lộc).

Trên địa bàn tỉnh ta hiện có hơn 60.000 cửa hàng kinh doanh thương mại. Trong đó, số lượng cửa hàng kinh doanh theo hình thức siêu thị mini, cửa hàng tiện ích và siêu thị chuyên doanh gia tăng nhanh qua các năm. Tại hầu hết các địa phương đều khuyến khích và phát triển mô hình kinh doanh này. Bởi nó góp phần làm phong phú thêm các loại hình kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng, giúp người dân có thêm nhiều sự lựa chọn hàng hóa, tiếp cận với văn minh thương mại... Để thu hút người dân đến mua sắm, những điểm kinh doanh này đều được tích hợp thêm nhiều dịch vụ, như: Khu vui chơi giải trí cho trẻ nhỏ, dịch vụ ăn nhanh, giải khát kết hợp giữa mua sắm và vui chơi, giải trí của người dân. Tại các điểm kinh doanh, khách hàng trực tiếp lựa chọn hàng sau khi được nhân viên bán hàng tư vấn hoặc người mua tự tham khảo qua mạng, giá niêm yết công khai. Sản phẩm đa dạng từ các loại hàng công nghệ phẩm, thực phẩm khô, nước giải khát đến một số loại rau, củ, quả, thực phẩm đông lạnh, mỹ phẩm, đồ dùng cá nhân... sản xuất trong nước và nhập khẩu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khảo sát bước đầu cho thấy, hình thức kinh doanh này đang làm hài lòng người dân ở khu vực nông thôn. Chị Hoàng Thị Loan, xã Hoa Lộc (Hậu Lộc), cho biết: Thời gian gần đây, đời sống, thu nhập được cải thiện nên người dân khu vực nông thôn không chỉ quan tâm tới giá cả hàng hóa mà còn chú ý tới chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Do đó, việc hình thành các siêu thị, trung tâm mua sắm với nhiều tiện ích tại vùng nông thôn được người dân rất hoan nghênh. Đại diện Phòng Kinh tế hạ tầng, UBND huyện Hậu Lộc, cho biết: Trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều cửa hàng kinh doanh nằm trong chuỗi hệ thống của doanh nghiệp lớn, như: Siêu thị Điện máy Xanh, Thế giới di động, Huy mobile... và khoảng 150 cửa hàng tiện ích, siêu thị mini kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng. Điều này tạo cơ hội cho người dân tiếp cận với hình thức mua sắm hiện đại và hình thức kinh doanh này rất phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay. Bởi, sự phong phú về hàng hóa, có chứng minh xuất xứ nguồn gốc, niêm yết giá, có hóa đơn thanh toán... Hơn nữa, tại hệ thống kinh doanh này nhiều mặt hàng có giá thấp hơn so với mặt hàng cùng loại bán tại chợ truyền thống. Ngoài ra, thời gian mở cửa của các siêu thị, trung tâm mua sắm linh hoạt, hơn chợ truyền thống, khách hàng có thể mua được hầu hết các loại hàng hóa thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng tại một địa điểm thay vì di chuyển nhiều chợ, cửa hàng để mua các chủng loại hàng hóa khác nhau.

Có thể nói, sự ra đời của hệ thống bán lẻ hiện đại ở khu vực nông thôn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và hình thành tư duy thương mại hiện đại cho người dân. Tuy nhiên, dù mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và có cơ hội phát triển tốt nhưng việc đầu tư siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh ta còn bộc lộ những hạn chế, như: Chưa bảo đảm về số lượng, chưa đồng đều giữa các địa phương và mật độ trong cùng một địa bàn. Đa phần các siêu thị, cửa hàng tự chọn ở nông thôn mới đi vào hoạt động, đang trong giai đoạn phát triển thương hiệu nên chưa khai thác hết lượng khách hàng, tính kết nối và tương tác chưa cao, nhất là đối với những người dân sinh sống ở xa trung tâm. Hơn thế nữa, một số thói quen giao thương ở các chợ truyền thống cũng khiến nhiều người ngại vào siêu thị, cửa hàng tiện ích... Để thúc đẩy thương mại nông thôn theo hướng hiện đại, chính quyền địa phương tạo điều kiện khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại khu vực nông thôn, nhất là khu vực xa trung tâm huyện, thị trấn. Các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích cần tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ, có hướng tiếp cận, phân khúc bán hàng phù hợp, bảo đảm chất lượng hàng hóa. Trong đó, cần chú trọng đến việc đưa các nhóm hàng hóa nông sản, sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương vào kinh doanh để quảng bá, giới thiệu, góp phần thúc đẩy liên kết tiêu thụ sản phẩm của các địa phương.

Bài và ảnh: Lê Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]