(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm gần đây, các địa phương ven biển đã tập trung phát triển đội tàu công suất lớn khai thác xa bờ để bảo vệ nguồn lợi ven biển. Góp phần nâng cao sản lượng khai thác và từng bước nâng cao thu nhập cho ngư dân, bảo đảm chủ quyền an ninh quốc gia trên biển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển đội tàu khai thác xa bờ

Trong những năm gần đây, các địa phương ven biển đã tập trung phát triển đội tàu công suất lớn khai thác xa bờ để bảo vệ nguồn lợi ven biển. Góp phần nâng cao sản lượng khai thác và từng bước nâng cao thu nhập cho ngư dân, bảo đảm chủ quyền an ninh quốc gia trên biển.

Phát triển đội tàu khai thác xa bờ

Đội tàu công suất lớn của ngư dân xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa).

Xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) có 560 phương tiện nghề cá, trong đó có 100 tàu có công suất từ 160 CV trở lên khai thác xa bờ. Nhận thấy khai thác hải sản xa bờ không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho ngư dân, mà còn góp phần bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo đảm sinh kế lâu dài cho những người sống dựa vào biển, nhiều ngư dân đã đầu tư đóng tàu cá công suất lớn vươn khơi xa khai thác hải sản. Từ năm 2016 đến nay, ngư dân trên địa bàn xã đã đầu tư đóng mới 20 tàu cá có công suất từ 160 CV trở lên để vươn khơi bám biển. Ngư dân Lê Xuân An cho biết: Trước đây anh cùng bạn nghề chủ yếu đánh bắt gần bờ, từ khi được định hướng của chính quyền địa phương, gia đình đã huy động vốn đầu tư tàu công suất lớn, đánh bắt vùng lộng, vùng ngư trường xa. Chi phí đóng mới tàu khai thác xa bờ khá lớn, tuy nhiên xác định làm nghề lâu dài, nên gia đình anh quyết tâm huy động nguồn vốn để thực hiện. Bình quân mỗi tháng tàu cá của gia đình tổ chức ra khơi 2 chuyến, thu nhập bình quân đạt 12 triệu đồng/thuyền viên/tháng.

Trong thời gian qua, từ các chính sách khuyến khích phát triển khai thác hải sản xa bờ và hiện đại hóa đội tàu khai thác của Chính phủ, của tỉnh đã giúp chuyển dịch dần cơ cấu nghề khai thác, giảm áp lực khai thác đối với vùng biển ven bờ. Số lượng tàu cá công suất lớn đã phát triển nhanh trong những năm gần đây. Để giúp ngư dân có điều kiện đóng mới, hoán cải tàu cá công suất lớn, các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương ven biển đã tập trung hỗ trợ ngư dân tiếp cận với các chính sách của Nhà nước, từ việc tiếp cận vốn để đóng mới, nâng cấp tàu. Đến nay, toàn tỉnh có 1.872 tàu cá công suất từ 90CV trở lên, chiếm 26,5% tổng số tàu cá của tỉnh. Chỉ tính riêng hỗ trợ đóng mới và nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67, toàn tỉnh đã đóng mới 58 tàu cá, trong đó có 23 tàu vỏ gỗ, 35 tàu vỏ thép. Để tiếp tục khuyến khích ngư dân đóng mới tàu cá công suất lớn, ngày 2-2-2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7-2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Qua đó, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 1 lần sau đầu tư cho chủ tàu đóng mới tàu cá hoặc tàu dịch vụ hậu cần khai thác xa bờ có tổng công suất máy chính từ 800CV trở lên. Tàu đóng mới thay thế các tàu làm nghề lưới kéo có công suất từ 90CV trở lên chuyển đổi sang làm các nghề được khuyến khích phát triển, như: Lưới vây, nghề lưới rê (trừ lưới rê khai thác cá ngừ), nghề câu, nghề chụp, dịch vụ hậu cần. Thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018-2020, toàn tỉnh phát triển đội tàu khai thác vùng biển xa bờ với 2.000 chiếc, sản lượng khai thác xa bờ đạt 65.000 tấn và 100% tàu cá khai thác vùng xa bờ được cung cấp bản tin dự báo ngư trường. Hiện toàn tỉnh đang tổ chức, sắp xếp lại tàu thuyền khai thác hải sản vùng biển ven bờ và vùng lộng, phát triển mô hình tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ; tăng cường củng cố, phát triển sản xuất trên biển theo mô hình tổ đoàn kết gắn khai thác, bảo quản sản phẩm với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, phù hợp với từng nghề ở địa phương. Đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng cá Lạch Hới lên cảng cá loại I đáp ứng 120 lượt tàu cá/ngày/1000CV; huy động các nguồn lực đầu tư nâng cấp, mở rộng cảng cá và nạo vét, thanh thải dải đá ngầm luồng ra vào khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá Cảng cá Lạch Bạng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia. Nâng cấp mở rộng bến cá Quảng Nham, huyện Quảng Xương và bến cá Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa; sớm hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cửa sông Lý, huyện Quảng Xương; xử lý khẩn cấp nạo vét cửa ra vào Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá Lạch Hới. Khuyến khích đầu tư phát triển khai thác hải sản xa bờ, ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm khai thác bằng bọt xốp PU, máy dò ngang SONA, cơ giới hóa trong khai thác. Phát triển, nâng cấp các xưởng đóng mới, sửa chữa tàu cá, các cơ sở sản xuất, chế tạo ngư cụ và máy khai thác, từng bước đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa đội tàu khai thác hải sản xa bờ.

Bài và ảnh: Hải Đăng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]