(Baothanhhoa.vn) - Cây thức ăn chăn nuôi là một trong 7 cây trồng lợi thế được tỉnh ta định hướng phát triển. So với những loại cây trồng khác, việc phát triển cây thức ăn chăn nuôi có tác động kép đến phát triển nông nghiệp. Chính vì vậy, tỉnh ta đặt ra mục tiêu đến năm 2020, sẽ phát triển được 12.700 ha cây thức ăn chăn nuôi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển diện tích trồng cây thức ăn chăn nuôi

Cây thức ăn chăn nuôi là một trong 7 cây trồng lợi thế được tỉnh ta định hướng phát triển. So với những loại cây trồng khác, việc phát triển cây thức ăn chăn nuôi có tác động kép đến phát triển nông nghiệp. Chính vì vậy, tỉnh ta đặt ra mục tiêu đến năm 2020, sẽ phát triển được 12.700 ha cây thức ăn chăn nuôi.

Nông dân xã Hóa Quỳ cắt cỏ voi cho bò ăn.

Để phát triển diện tích trồng cây thức ăn chăn nuôi theo mục tiêu đề ra, những năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã đề nghị các địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, dành quỹ đất để phát triển cây thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, xây dựng và triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ các hộ nghèo tiền mua giống cỏ để trồng làm cây thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với các địa phương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; rà soát, xây dựng phương án chuyển đổi đất trồng lúa, đất trồng mía kém hiệu quả kinh tế sang trồng cỏ và ngô dày thâm canh. Đối với các huyện trung du và miền núi, tập trung phát triển đàn bò lai zebu, đàn bò thịt chất lượng cao và mở rộng diện tích trồng cỏ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, hàng năm, Sở NN&PTNT thông báo chỉ tiêu kế hoạch diện tích trồng cỏ cho các địa phương, thường xuyên theo dõi, đôn đốc các huyện tổng hợp báo cáo diện tích trồng cỏ trên địa bàn; định kỳ cử các đoàn công tác đi kiểm tra thực tế để chỉ đạo các địa phương trồng cỏ chăn nuôi trâu bò; ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương trồng cây thức ăn chăn nuôi và chế biến, dự trữ thức ăn thô xanh cho trâu bò...

Thực hiện định hướng phát triển diện tích trồng cây thức ăn chăn nuôi, những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, huyện Như Xuân đã rà soát, bố trí quỹ đất để trồng cây thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chuyển đổi điện tích đất trồng lúa hiệu quả kinh tế, đất vườn tạp sang trồng các loại cây thức ăn chăn nuôi, như: Ngô dày, cỏ voi. Đáng chú ý, để mở rộng diện tích loại cây trồng này, từ năm 2015, huyện đã ban hành chính sách hỗ trợ kinh phí mua giống cỏ voi VA206 đối với các hộ dân phát triển diện tích trồng cỏ tập trung, với mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha. Thông qua việc thực hiện các giải pháp, đến nay, toàn huyện đã phát triển được hơn 400 ha cây thức ăn chăn nuôi, tập trung ở các xã: Thượng Ninh, Hóa Qùy, Xuân Hòa. Theo đánh giá của Phòng NN&PTNT, UBND huyện Như Xuân việc trồng cây thức ăn chăn nuôi không những giúp người chăn nuôi chủ động được nguồn thức ăn chăn nuôi, tiết kiệm được chi phí khoảng 40% trong quá trình nuôi, mà còn giúp nâng cao năng suất, chất lượng con nuôi, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Đối với những hộ trồng cây thức ăn chăn nuôi để bán cho các trang trại, với năng suất bình quân đạt 50 tấn/ha/năm, doanh thu 100 triệu đồng/ha/năm, trừ chi phí thu lãi khoảng 80 triệu đồng/ha/năm.

Theo ghi nhận của chúng tôi tại một số huyện, như: Lang Chánh, Cẩm Thủy, Thọ Xuân... việc phát triển diện tích trồng cây thức ăn chăn nuôi cũng đang được các địa phương tập trung triển khai thực hiện thông qua các giải pháp về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, có cơ chế chính sách hỗ trợ... nhờ đó, diện tích trồng cây thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh những năm qua tăng nhanh. Hiện, toàn tỉnh đã phát triển được hơn 4.600 ha cây thức ăn chăn nuôi các loại, trong đó, 11 huyện miền núi khoảng 2.900 ha, chiếm hơn 61% diện tích toàn tỉnh. Theo đó, tỷ lệ số hộ chăn nuôi trâu, bò có dự trữ thức ăn trên địa bàn tỉnh, nhất là khu vực miền núi cũng tăng lên, với 216.324/254.456 hộ có dự trữ thức ăn thô, xanh, chiếm 85% số hộ chăn nuôi trâu, bò, tăng 10,7% so với năm 2016.

Để tiếp tục phát triển diện tích trồng cây thức ăn chăn nuôi, ông Nguyễn Viết Thái, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: Sở sẽ phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác chuyển diện tích sản xuất lương thực kém hiệu quả kinh tế sang trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, trồng cỏ thâm canh theo quy hoạch để phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, bò sữa; tập trung trồng ở các huyện có điều kiện tự nhiên về đất đai, như: Yên Định, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thọ Xuân, Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân, Thạch Thành, Bá Thước... Bên cạnh đó, khuyến cáo các địa phương hướng dẫn bà con nông dân trồng các giống cỏ có khả năng chịu hạn, chịu rét, chịu sương muối tốt, như: VA206, Mulato, cỏ voi...


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]