(Baothanhhoa.vn) - Là một huyện nghèo của tỉnh, tuy nhiên những năm gần đây, nhờ những định hướng, chính sách trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, huyện Thường Xuân đã có những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở huyện Thường Xuân

Là một huyện nghèo của tỉnh, tuy nhiên những năm gần đây, nhờ những định hướng, chính sách trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, huyện Thường Xuân đã có những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Công nhân Nhà máy gạch không nung Gia Hiếu bốc xếp sản phẩm đi tiêu thụ.

Đầu tư xây dựng từ năm 2016, đến nay Nhà máy Chế biến gỗ Dokata và Nhà máy Gạch không nung Gia Hiếu tại cụm công nghiệp (CCN) thị trấn đã đi vào hoạt động ổn định, bước đầu khẳng định hiệu quả kinh tế và những nỗ lực, quyết tâm đầu tư của các doanh nghiệp. Ông Phùng Văn Chấn, Phó Giám đốc điều hành Nhà máy Chế biến gỗ Dokata, cho biết: Khảo sát vùng nguyên liệu tại huyện Thường Xuân cho thấy, số lượng và chất lượng gỗ cơ bản đáp ứng yêu cầu chế biến 3 sản phẩm là: Gỗ xẻ, gỗ bóc và gỗ băm. Ước tính, nếu hoạt động ổn định, doanh thu của nhà máy đạt khoảng 5 tỷ đồng/tháng, tạo việc làm cho 120 lao động. Ông Chấn cũng cho biết thêm, gỗ keo sau chế biến có giá trị tăng cao gấp 3 lần so với nguyên liệu xuất thô. Cuối năm 2018, đơn vị sẽ đầu tư thêm hệ thống sấy để sản xuất ván ép. Đồng thời, triển khai dự án cấp chứng chỉ FSC cho vùng nguyên liệu nhằm nâng cao chất lượng, giá trị vùng gỗ nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu cao hơn của thị trường. Tại Nhà máy gạch không nung Gia Hiếu, tranh thủ thị trường tiêu thụ thuận lợi, đơn vị cũng đang khẩn trương hoạt động hết công suất. Được xây dựng trên diện tích 3 ha với tổng vốn đầu tư 24 tỷ đồng, nhà máy có 4 dây chuyền sản xuất gạch không nung công nghệ ép rung. Nhà máy tạo việc làm cho 30 lao động với mức thu nhập từ 5-6 triệu đồng/người/tháng.

Theo thống kê của Phòng Kinh tế Hạ tầng, UBND huyện Thường Xuân, trên địa bàn hiện có 1.160 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 6 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn đạt 371 tỷ đồng. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu gồm: Điện, chế biến lâm sản, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, cơ khí, sửa chữa nhỏ...

Mặc dù đã có những bước khởi sắc, tuy nhiên, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Thường Xuân vẫn còn không ít khó khăn. Sản xuất công nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, hàng hóa chưa đa dạng, thị trường đầu ra cho sản phẩm chưa thực sự ổn định. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã được quy hoạch 3 CCN là: CCN, tiểu thủ công nghiệp làng nghề Ngọc Phụng, xã Ngọc Phụng; CCN thị trấn Thường Xuân; CCN, tiểu thủ công nghiệp Khe Hạ, xã Luận Thành. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách địa phương còn hạn chế nên việc bố trí nguồn lực cho đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật các CCN gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là lĩnh vực công nghiệp chế biến lâm sản chưa được như kỳ vọng.

Trong thời gian tới, huyện Thường Xuân sẽ tăng cường phối hợp với các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, thu hút các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó tập trung khai thác các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trên cơ sở tiềm năng của huyện. Huyện cũng đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ địa phương trong việc kêu gọi, thu hút các dự án địa phương có thế mạnh, như: Lĩnh vực dệt may, da giầy, chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng, đồ mỹ nghệ... Đồng thời, quan tâm, hỗ trợ kinh phí để địa phương xây dựng mạng lưới giao thông, hạ tầng các CCN, tạo sức hấp dẫn cho thu hút đầu tư; có phương án hỗ trợ dạy nghề, tìm kiếm đầu ra và các phương thức sản xuất mới nhằm duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống.


Bài và ảnh: Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]