(Baothanhhoa.vn) - Là huyện miền núi, địa bàn rộng, nên Quan Hóa có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện hiện chủ yếu vẫn theo hình thức tự phát, manh mún, nhỏ lẻ. Việc chăn nuôi theo phương thức chăn thả, thậm chí là thả rông, khiến con nuôi gầy, yếu, nên hiệu quả kinh tế thấp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển chăn nuôi gia súc ở huyện Quan Hóa

Là huyện miền núi, địa bàn rộng, nên Quan Hóa có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện hiện chủ yếu vẫn theo hình thức tự phát, manh mún, nhỏ lẻ. Việc chăn nuôi theo phương thức chăn thả, thậm chí là thả rông, khiến con nuôi gầy, yếu, nên hiệu quả kinh tế thấp.

Phát triển chăn nuôi gia súc ở huyện Quan Hóa

Đàn bò được đưa đi chăn thả tại xã Trung Sơn.

Để khai thác tiềm năng, lợi thế trong phát triển chăn nuôi gia súc, những năm qua, huyện Quan Hóa đã xây dựng đề án phát triển chăn nuôi gia súc trên địa bàn giai đoạn 2017-2020. Theo đó, nhiều giải pháp phát triển chăn nuôi nói chung và phát triển chăn nuôi gia súc nói riêng đã được huyện tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả, điển hình như: Lựa chọn các hộ chăn nuôi có điều kiện về nguồn vốn đối ứng thực hiện hỗ trợ mua trâu, bò giống để phối trực tiếp với đàn bò địa phương, nhằm cải tạo, nâng cao tầm vóc cho đàn gia súc trên địa bàn, từ đó nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia súc. Chỉ đạo các xã có tổng đàn gia súc từ 1.000 con trở lên, nằm trong vùng trọng điểm phát triển chăn nuôi trâu, bò tập trung tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi, nhất là các hộ chăn nuôi gia súc có số lượng từ 10 con trở lên đầu tư xây dựng chuồng trại, trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi. Vận động các hộ chăn nuôi thực hiện phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, nhằm cải tạo tầm vóc đàn trâu, bò địa phương, tăng đàn bò cái sinh sản, dần xóa bỏ phương thức chăn nuôi thả rông. Bên cạnh đó, huyện đã và đang chỉ đạo các địa phương tận dụng tối đa diện tích đất trống, đất trồng cây không hiệu quả, đất ven khe suối để thực hiện trồng cỏ cao sản, trồng chuối làm thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, khuyến khích các hộ chăn nuôi dự trữ thức ăn khô, như: Cỏ khô, rơm khô làm thức ăn bổ sung vào mùa đông, nhằm tránh tình trạng con nuôi bị gầy hoặc chết rét trong mùa đông. Vận động các hộ chăn nuôi đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi nhốt gia súc cộng đồng. Ngoài ra, để bảo đảm công tác phòng, chống dịch cho đàn gia súc, các địa phương luôn nỗ lực thực hiện có hiệu quả công tác tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn gia súc, trong đó tập trung vào phòng bệnh lở mồm long móng.

Thực hiện có hiệu quả các giải pháp nói trên, nên chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện đã có sự chuyển biến rõ rệt từ phát triển tổng đàn, nâng cao tầm vóc đàn gia súc đến chuyển đổi hình thức chăn nuôi. Hiện đàn trâu của toàn huyện có gần 8.000 con, tập trung ở các xã: Hiền Kiệt, Nam Động, Hiền Chung, Nam Tiến, Thanh Xuân. Đàn bò có hơn 18.000 con, tập trung ở các xã: Hiền Kiệt, Thiên Phủ, Trung Thành, Thanh Xuân. Thông qua công tác cải tạo tầm vóc đàn gia súc, toàn huyện đã mua thêm được 53 con trâu đực giống, 104 con bò đực giống lai với tỷ lệ máu lai 50%, phù hợp để lai tạo với giống bò địa phương. Qua đó, toàn huyện đã tạo ra được gần 3.000 con trâu, bò cái nền có trọng lượng bò 2 năm tuổi bình quân đạt 180-200 kg/con. Bò đực trưởng thành đạt trọng lượng từ 300-350 kg/con, bò cái trưởng thành đạt trọng lượng 280-320 kg/con, tốc độ tăng trọng nhanh, tỷ lệ thịt cao, đạt từ 49-51%, chất lượng thịt tốt. Công tác tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn gia súc cũng được nhiều hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm, nên tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia súc nhiều năm liền luôn đạt hơn 90%. Việc trồng cây thức ăn chăn nuôi phục vụ hình thức chăn nuôi bán chăn thả trên địa bàn huyện cũng được quan tâm, với diện tích cỏ voi được trồng mới và duy trì hàng năm đạt 270 ha, đáp ứng được khoảng 60% lượng thức ăn thô, xanh cho đàn trâu, bò của huyện.

Ngoài tập trung phát triển đối tượng con nuôi trâu, bò, những năm gần đây, huyện Quan Hóa còn khuyến khích tập huấn cho các hộ dân phát triển nuôi dê theo hình thức bán chăn thả vườn rừng có kiểm soát. Nhờ đó, đàn dê trên địa bàn huyện phát triển nhanh. Hiện, dê được nuôi ở 18 xã, thị trấn, với tổng đàn hơn 7.000 con. Trọng lượng dê trưởng thành đối với con đực bình quân đạt 17-20 kg, con cái đạt 13-15 kg.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài Và Ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]