(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, việc xuất hiện nhiều loại bệnh dịch trên đàn gia súc, gia cầm gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi và dự báo dịch bệnh sẽ còn âm ỉ trong thời gian khá dài. Chính vì vậy, chuyển đổi đối tượng con nuôi, tạo sinh kế cho người dân và ổn định, cân đối nguồn thực phẩm cung cấp cho thị trường thời gian tới là việc làm hết sức cần thiết. Trong đó, đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc được xem là “hướng mở” cho người chăn nuôi và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển chăn nuôi gia súc đáp ứng nhu cầu của thị trường

Những năm gần đây, việc xuất hiện nhiều loại bệnh dịch trên đàn gia súc, gia cầm gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi và dự báo dịch bệnh sẽ còn âm ỉ trong thời gian khá dài. Chính vì vậy, chuyển đổi đối tượng con nuôi, tạo sinh kế cho người dân và ổn định, cân đối nguồn thực phẩm cung cấp cho thị trường thời gian tới là việc làm hết sức cần thiết. Trong đó, đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc được xem là “hướng mở” cho người chăn nuôi và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Phát triển chăn nuôi gia súc đáp ứng nhu cầu của thị trường

Chăn nuôi bò thịt tại xã Hóa Quỳ (Như Xuân).

Đối với người dân tỉnh ta, chăn nuôi gia súc là hướng phát triển kinh tế truyền thống, có từ lâu đời. Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, chủ yếu tận dụng lợi thế như bãi chăn thả rộng, nguồn thức ăn tự nhiên và nguồn phụ phẩm nông nghiệp... nên khả năng kiểm soát dịch bệnh thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Do đó, tỉnh ta đã áp dụng nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng khoa học - kỹ thuật nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng, như: Chính sách phát triển chăn nuôi nông hộ, hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi, chính sách hỗ trợ tái cơ cấu nông nghiệp... Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 30-6-2019, toàn tỉnh có 185,8 nghìn con trâu, 250,4 nghìn con bò, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2018. Từ đó, sản phẩm chăn nuôi từ đàn gia súc cũng tăng lên, 6 tháng đầu năm, ước tính sản lượng thịt trâu hơi toàn tỉnh đạt 6,3 nghìn tấn, tăng 0,2% so với cùng kỳ; thịt bò hơi 8,4 nghìn tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ... Những con số trên cho thấy, bên cạnh những chính sách, đề án hỗ trợ thì ở thời điểm hiện tại, nhu cầu sử dụng thực phẩm của thị trường đã có sự chuyển dịch nhằm bù đắp lại thiếu hụt nguồn thực phẩm từ chăn nuôi lợn.

Theo chân cán bộ nông nghiệp huyện Hà Trung, chúng tôi đến thăm mô hình trang trại chăn nuôi bò của gia đình ông Đỗ Trung Thành, thôn Trung Chính, xã Hà Thanh. Vốn làm nông nghiệp, chủ yếu phát triển chăn nuôi bò theo hình thức nhỏ lẻ, chăn thả tự nhiên. Những năm gần đây, nhận thấy nhu cầu của thị trường về phát triển bò thịt chất lượng cao, ông đã tìm hiểu, liên kết với một số công ty giống để đưa các giống bò cao sản, chất lượng thịt tốt nhằm cải tạo, nâng cao tầm vóc, chất lượng đàn bò. Sau nhiều năm phát triển, gia đình ông đã có đàn bò hàng trăm con. Năm 2012, gia đình ông mở rộng quy mô nuôi bò sinh sản, bò thịt theo hướng trang trại, quy mô hơn 4 ha, với hơn 300 bò cái sinh sản. Ông Thành cho biết: Nhu cầu của thị trường hiện nay là phát triển đàn bò chất lượng cao, do đó, với đàn bò cái sinh sản, cần tìm nguồn tinh trùng của những giống bò lai, nguồn gốc bảo đảm, thuộc nhóm Zebu như RedSindy và Brahman vào thực hiện lai tạo để cải tạo tầm vóc. Hằng năm, trang trại của gia đình ông cung cấp cho thị trường khoảng 200 con bê giống và khoảng 100 con bò thịt trọng lượng 200 kg trở lên. Doanh thu đạt khoảng 2,5 đến 3 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 1,2 đến 1,5 tỷ đồng/năm. Được biết, từ đầu năm 2019, khi tỉnh ta bị ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi, đàn lợn và nguồn thịt cung cấp cho thị trường giảm sút, trang trại của ông Thành đã chú trọng đến phát triển đàn bò thịt nhằm cung cấp nguồn thực phẩm cho thị trường. Hiện tại, trang trại của gia đình đang có khoảng 50 con bò thịt 5-6 tháng tuổi, dự kiến xuất chuồng vào dịp cuối năm 2019.

Để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững; trong đó, phát triển chăn nuôi theo hướng năng suất, chất lượng cao, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chú trọng phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường và cung cấp con nuôi có chất lượng, giúp người dân áp dụng các hình thức chăn nuôi khoa học. Điển hình là mô hình chăn nuôi bò thịt từ đàn bê đực sữa tại huyện Thọ Xuân; chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tại các huyện Yên Định, Như Xuân... Ngoài ra, những năm gần đây, tỉnh ta cũng thu hút được nhiều doanh nghiệp, tổ chức đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi gia súc quy mô lớn, như: Dự án trang trại chăn nuôi bò thịt quy mô 2.000 con tại huyện Bá Thước; dự án phát triển trang trại chăn nuôi bò thịt công nghệ cao tại xã Lộc Thịnh (Ngọc Lặc)...

Có thể nói, ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối ổn định, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng hàng hóa, góp phần duy trì mức tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Đại diện Phòng Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Ở thời điểm hiện tại, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những giải pháp hữu hiệu để ổn định mức tăng trưởng chung của ngành. Về lâu dài, đây cũng là hướng chủ đạo thay đổi cục diện chiến lược ngành chăn nuôi, hướng tới chăn nuôi hiệu quả kinh tế cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]