(Baothanhhoa.vn) - Được du nhập từ những năm 80 của thế kỷ trước, đến nay, nghề mộc ở xã Thọ Minh (Thọ Xuân) đã có “thế đứng” khá vững trên thị trường. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển bền vững nghề mộc, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, cần hoạch định đường hướng phát triển, đồng thời sớm di chuyển các hộ sản xuất ra khỏi khu dân cư để bảo đảm vấn đề môi trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển bền vững nghề mộc ở Thọ Minh

Được du nhập từ những năm 80 của thế kỷ trước, đến nay, nghề mộc ở xã Thọ Minh (Thọ Xuân) đã có “thế đứng” khá vững trên thị trường. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển bền vững nghề mộc, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, cần hoạch định đường hướng phát triển, đồng thời sớm di chuyển các hộ sản xuất ra khỏi khu dân cư để bảo đảm vấn đề môi trường.

Phát triển bền vững nghề mộc ở Thọ Minh

Nhiều hộ dân làm nghề mộc tại xã Thọ Minh mong muốn sớm được di chuyển ra CCN để sản xuất bảo đảm vệ sinh môi trường.

Chúng tôi đến thăm thôn 1 - Yên Lược, xã Thọ Minh vào một ngày cuối năm. Tại đây, không khí sản xuất đang rất nhộn nhịp để kịp giao hàng cho các đối tác đã hợp đồng từ trước. Phát triển mạnh và thuận lợi về thị trường tiêu thụ trong những năm gần đây, một số hộ dân đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, thuê đất xây dựng khu vực trưng bày sản phẩm.

Gia đình anh Lữ Đăng Hải là một trong những hộ dân phát triển sớm nghề mộc nơi đây. Mở xưởng từ năm 1989, đến nay, gia đình anh đã có 2 cơ sở sản xuất mộc, tạo việc làm cho 40 lao động. Hàng năm, xưởng sản xuất của anh đưa ra thị trường hàng trăm bộ bàn ghế, giường, tủ. Nhiều thời điểm, hàng sản xuất ra không kịp nhu cầu của thị trường. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm 2 xưởng mộc mang lại lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng cho gia đình anh. Chị Nguyễn Thị Phương, trưởng thôn 1 - Yên Lược, cho biết: Trong thôn hiện có 50 hộ theo nghề mộc, ngoài tạo việc làm cho lao động thường xuyên, nghề mộc còn tạo thêm nhiều việc làm cho lao động trong thôn lúc nông nhàn. Hiện nay, nghề mộc đã được xác định và chiếm khoảng 80% tổng giá trị sản xuất toàn xã.

Không chỉ ở thôn 1, nghề mộc còn phát triển mạnh tại các thôn 2, 3, 4. Nhiều hộ dân trong xã đã đầu tư máy móc hiện đại để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Các sản phẩm của nghề mộc được sản xuất khá đa dạng, từ sản phẩm có kiểu dáng truyền thống đến những sản phẩm theo xu hướng hiện đại. Gia đình anh Lữ Đăng Hùng, thôn 4 - Yên Lược, chia sẻ: Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ sản phẩm mộc Thọ Minh ngày càng mở rộng, hàng hóa không chỉ tiêu thụ tại thị trường nội tỉnh mà còn được tiêu thụ mạnh ở các địa bàn lân cận đến các tỉnh Sơn La, Thái Nguyên, Kon Tum. Để kịp tiến độ giao hàng, gia đình anh vừa đầu tư hơn 500 triệu đồng để mua máy đục, máy chà phục vụ sản xuất.

Ông Lê Tiến Dân, Chủ tịch UBND xã Thọ Minh, cho biết: Nghề mộc ở địa phương hiện đang phát triển tốt. Đến nay, trên địa bàn xã đã có 128 hộ làm nghề, với quy mô trung bình khoảng 10 công nhân/hộ. Giá trị sản xuất đạt bình quân 100 tỷ đồng/năm. Nghề mộc đã tạo việc làm, mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân, góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển rầm rộ của nghề này cũng phát sinh một số hệ lụy do các hộ đang sản xuất tại gia đình, nguy cơ ô nhiễm môi trường. Do đó, việc khẩn trương chuyển các hộ ra khu vực sản xuất tập trung là cần thiết.

Được biết, ngày 2-6-2017, UBND tỉnh đã phê duyệt thành lập cụm công nghiệp Thọ Minh. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng là Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Thanh Hóa. Quy mô của dự án là 18 ha với tổng mức đầu tư 140 tỷ đồng. Xã Thọ Minh đã tích cực vận động, tuyên truyền các hộ dân đăng ký thuê đất tại cụm công nghiệp. Đến nay, đã có 24 hộ dân đăng ký thuê đất sản xuất, kinh doanh.

Bài và ảnh: Tùng Lâm


Bài Và Ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]