(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các HTX trên địa bàn huyện Thọ Xuân có sự phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng và phát huy tốt vai trò là cầu nối trong việc tiếp thu, hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết... Từ đó, nâng cao thu nhập cho các thành viên, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát huy vai trò HTX trong phát triển nông nghiệp ở huyện Thọ Xuân

Thời gian qua, các HTX trên địa bàn huyện Thọ Xuân có sự phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng và phát huy tốt vai trò là cầu nối trong việc tiếp thu, hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết... Từ đó, nâng cao thu nhập cho các thành viên, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Phát huy vai trò HTX trong phát triển nông nghiệp ở huyện Thọ Xuân

Thành viên của HTX nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Phương Hồng xã Thọ Hải chăm sóc rau an toàn.

Nhiều năm qua, HTX nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Phương Hồng đã trở thành địa chỉ tin cậy của người dân xã Thọ Hải (Thọ Xuân). Với mục tiêu luôn đổi mới trong tổ chức sản xuất, kinh doanh để phù hợp với thực tiễn, HTX luôn chủ động tìm kiếm các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho người dân, như: Lúa giống, lúa thương phẩm, rau an toàn,... Đồng thời, hướng dẫn người dân đưa các giống cây trồng có chất lượng cao, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi... nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế. Hiện nay, HTX đang cung cấp dịch vụ mạ khay máy cấy cho hơn 2.000 hộ dân trên địa bàn xã. Đồng thời, HTX cùng các thành viên đã trồng rau an toàn áp dụng tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 10 ha, trong đó có 1.000 m2 trồng trong nhà lưới; liên kết với Công ty CP Mía đường Lam Sơn trồng 110 ha mía; hơn 10 ha trồng ngô ngọt, ngô dày làm thức ăn cho gia súc... Ông Ân Đức Tiến, thành viên của HTX, cho biết: Nhận thấy kinh tế của gia đình gặp nhiều khó khăn, HTX đã hướng dẫn cho gia đình tôi kỹ thuật trồng rau an toàn, cung cấp giống có năng suất, chất lượng cao... Hiện nay, ngoài thu nhập ổn định khoảng 10 triệu đồng/tháng, gia đình tôi còn cung cấp rau giống cho người dân trên địa bàn xã. Anh Lê Văn Lương, Phó Giám đốc HTX, cho biết: Có thể nói, trồng rau an toàn đang là hướng đi đúng của các thành viên trong HTX, mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ có diện tích trồng lớn, như: Ân Đức Hưng, Ân Đức Tiến, Phạm Văn Quý... Bằng nhiều hoạt động dịch vụ khác nhau, doanh thu trung bình của HTX đạt hơn 100 triệu đồng/năm.

Được biết, trên địa bàn huyện Thọ Xuân hiện có 45 HTX nông nghiệp, trong đó có 38 HTX hoạt động hiệu quả, đang đảm nhiệm tốt vai trò “bà đỡ” cho người dân ở địa phương. Có 13 HTX phát triển cơ sở mạ khay, máy cấy, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu gieo cấy từ 2.500 ha trở lên; khâu làm đất đã cơ giới hóa 100% diện tích. Các HTX, như: HTX dịch vụ nông nghiệp, thương mại Toàn Năng và HTX dịch vụ nông nghiệp Thọ Trường, xã Trường Xuân; HTX dịch vụ nông nghiệp Xuân Thành, xã Xuân Hồng;... đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, như: Mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới, trồng thanh long ruột đỏ,... thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng/ha/năm. Có 36 HTX có hợp đồng liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với các doanh nghiệp, cửa hàng thực phẩm an toàn trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, các HTX đã tổ chức thực hiện được các khâu dịch vụ, đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân, như: Dịch vụ thủy lợi; cung ứng giống, vật tư nông lâm nghiệp... Ông Lê Thọ Cường, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thọ Xuân, cho biết: Các HTX trên địa bàn huyện đã và đang hoạt động hiệu quả, có vai trò quan trọng trong việc định hướng, hỗ trợ và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi; hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, từ đó nâng cao năng suất, mang lại thu nhập cao cho người dân và các thành viên HTX, thúc đẩy phát triển kinh tế toàn huyện. Năm 2019, tổng doanh thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX đạt 33,75 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân đạt 130 triệu đồng/HTX/năm. Cũng theo ông Cường, mặc dù vai trò của HTX trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn đã được khẳng định nhưng trên thực tế, phát triển của các HTX vẫn còn không ít khó khăn, do vốn đầu tư sản xuất còn hạn chế; trình độ, năng lực của một số cán bộ quản lý HTX còn yếu... Thời gian tới, để giữ vững vai trò là nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể, huyện Thọ Xuân sẽ tiếp tục xây dựng, thực hiện các cơ chế ưu đãi, hỗ trợ cho các HTX, như: Hỗ trợ đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng... Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh tổ chức bồi dưỡng cán bộ chủ chốt quản lý tại các HTX về năng lực quản lý, phương án sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất... nhằm củng cố, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các HTX.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài Và Ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]