(Baothanhhoa.vn) - Một trong những chương trình tín dụng ưu đãi được Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) triển khai, đó là chương trình tín dụng ưu đãi cho hộ vừa mới thoát nghèo theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sau 5 năm triển khai, nguồn vốn này đã kịp thời “tiếp sức” cho hộ mới thoát nghèo có thêm điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững và chống tái nghèo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát huy hiệu quả chương trình tín dụng chính sách cho vay hộ vừa mới thoát nghèo

Một trong những chương trình tín dụng ưu đãi được Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) triển khai, đó là chương trình tín dụng ưu đãi cho hộ vừa mới thoát nghèo theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sau 5 năm triển khai, nguồn vốn này đã kịp thời “tiếp sức” cho hộ mới thoát nghèo có thêm điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững và chống tái nghèo.

Phát huy hiệu quả chương trình tín dụng chính sách cho vay hộ vừa mới thoát nghèo

Cán bộ NHCSXH kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay chương trình hộ vừa thoát nghèo tại xã Khang Ninh (Vĩnh Lộc).

Trước đây, nguồn vốn tín dụng ưu đãi chỉ tập trung vào các hộ nghèo, hộ cận nghèo, sau khi các hộ thoát nghèo sẽ không được tiếp tục vay vốn chính sách, nên không ít hộ đã tái nghèo. Chương trình cho vay vốn hộ mới thoát nghèo được triển khai thực hiện từ năm 2015 nhằm tạo điều kiện cho những hộ này được hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi để tạo nguồn lực, bảo đảm cho thoát nghèo bền vững. Đối tượng được vay vốn là hộ đã từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo có thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn cận nghèo theo quy định. Chương trình là một trong những giải pháp để giảm nghèo bền vững vì hầu hết những hộ mới thoát nghèo điều kiện kinh tế tuy đã khá hơn trước nhưng vẫn chưa ổn định, rất dễ bị tổn thương và rơi vào tình trạng tái nghèo nếu gặp rủi ro. Từ năm 2019, chương trình này được nâng mức cho vay từ 50 triệu đồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ.

Gia đình chị Lê Thị Xuân, ở thôn Tân Phong, xã Tân Phúc (Lang Chánh) là một trong những hộ mới thoát nghèo sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi từ các chương trình tín dụng của NHCSXH. Được biết, trước đây gia đình chị Xuân được NHCSXH Lang Chánh cho vay vốn chương trình hộ nghèo để đầu tư trồng rừng và chăn nuôi. Nhờ chăm chỉ, chịu khó học hỏi kinh nghiệm nên trồng trọt và chăn nuôi hiệu quả kinh tế, năm 2016 gia đình chị Xuân thoát nghèo. Năm 2017, khi được vay vốn theo chương trình hộ mới thoát nghèo, vợ chồng chị Xuân tiếp tục đầu tư vào nuôi bò, lợn, trồng rừng, trồng cây dược liệu dưới tán rừng. Đến nay, ngoài hơn 6,5 ha trồng rừng, từ cặp bò đầu tiên mua bằng nguồn vốn vay NHCSXH Lang Chánh, gia đình chị Xuân đã có 11 con trâu bò, 1 lợn nái sinh sản và hơn chục con lợn thịt, đã ổn định cuộc sống, thu nhập hàng năm của gia đình chị Xuân đạt hơn 100 triệu đồng. Hiện, gia đình chị Xuân trở thành một trong những gia đình điển hình thoát nghèo bền vững của xã và huyện.

Tính đến đầu tháng 7-2020, dư nợ cho vay chương trình vừa mới thoát nghèo của NHCSXH Thanh Hóa đạt 1.602,1 tỷ đồng, với hàng chục nghìn khách hàng đang còn dư nợ. Đây cũng là một trong những chương trình có dư nợ cao tại chi nhánh. Nguồn vốn cho vay hộ mới thoát nghèo được xem là một trong những chương trình tín dụng có sức lan tỏa, nhận được sự đồng tình, hưởng ứng cao của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là các hộ dân. Nguồn vốn này kịp thời “tiếp sức” cho các hộ mới thoát nghèo tiếp tục có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn một số hạn chế, như: Tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo được áp dụng cho các gia đình ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trong vòng 3 năm chưa bảo đảm thời gian để các hộ có điều kiện thoát nghèo bền vững. Thời hạn cho vay tối đa 5 năm chưa phù hợp với chu kỳ sinh trưởng, phát triển của một số cây trồng, vật nuôi (vì hiện nay các hộ mới thoát nghèo chủ yếu sử dụng vốn đầu tư vào phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ,...). Hiệu quả phối hợp giữa các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ kết nối giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm tại một số địa phương chưa cao, dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách vẫn còn hạn chế.

Để nguồn vốn chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo phát huy hiệu quả, NHCSCH Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo phòng giao dịch các huyện tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm sử dụng vốn, đôn đốc, thu hồi nợ đến hạn. Đồng thời, rà soát, nắm danh sách đối tượng vay để hướng dẫn, tạo điều kiện cho vay, đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ dân.

Bài và ảnh: Khánh Phương


Bài Và Ảnh: Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]