(Baothanhhoa.vn) - Trong năm 2018, hoạt động của Tổ chức Tài chính vi mô (MFI) Thanh Hóa được cải thiện và từng bước chuyên nghiệp hơn. Đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng động và có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động tài chính vi mô. Đại bộ phận các hộ gia đình phụ nữ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn cần vốn phát triển sản xuất, các doanh nghiệp siêu nhỏ đều tin tưởng sản phẩm - dịch vụ của MFI Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nữ doanh nhân vi mô nhận giải thưởng CMA

Nữ doanh nhân vi mô nhận giải thưởng CMA

Chị Lê Thị Đức (người thứ 4 từ trái qua) và chị Lò Thị Tú (người thứ 6 từ phải qua) là hai nữ doanh nhân vi mô tiêu biểu được vinh danh tại lễ trao giải thưởng CMA tháng 12-2018, tại Hà Nội.

Trong năm 2018, hoạt động của Tổ chức Tài chính vi mô (MFI) Thanh Hóa được cải thiện và từng bước chuyên nghiệp hơn. Đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng động và có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động tài chính vi mô. Đại bộ phận các hộ gia đình phụ nữ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn cần vốn phát triển sản xuất, các doanh nghiệp siêu nhỏ đều tin tưởng sản phẩm - dịch vụ của MFI Thanh Hóa.

Bên cạnh những thuận lợi trên, trong năm qua MFI Thanh Hóa hoạt động trong điều kiện hết sức khó khăn bởi sự cạnh tranh của nhiều đối thủ trong và ngoài ngành đặc biệt là hoạt động “tín dụng đen” đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc chấp hành kỷ luật tín dụng của khách hàng. Trận lũ cuối tháng 8, đầu tháng 9-2018 đã gây thiệt hại và ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của nhân dân. Vốn điều lệ thấp, quy mô hoạt động nhỏ, dẫn đến chưa hấp dẫn các nhà đầu tư. Mạng lưới hoạt động rộng, phân tán, dẫn đến chi phí hoạt động cao. Tuy nhiên, bằng sự đoàn kết, thống nhất, sáng tạo và kiên trì mục tiêu, sứ mệnh “luôn đồng hành cùng hộ nghèo vươn lên thoát nghèo” mà MFI đã chọn, năm 2018, MFI Thanh Hóa đã gặt hái được những thành công với tổng số 22.209 khách hàng vay vốn, tăng 694 khách hàng so với năm 2017 và đạt 130,8% so với kế hoạch. Mức vốn vay cao nhất của khách hàng tài chính vi mô là 50 triệu đồng, thấp nhất là 1 triệu đồng. Tính đến ngày 31-12-2018, tổng tài sản MFI Thanh Hóa đạt 375,34 tỷ đồng, đạt 96,6% so với kế hoạch, tăng 46,84 tỷ đồng tương đương 14,3% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận trước thuế đạt 6,03 tỷ đồng, tăng 1,96 tỷ đồng so với năm 2017. Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước trên 1,5 tỷ đồng. Một trong những nhân tố tích cực góp phần làm cho thương hiệu MFI luôn được khách hàng vay vốn tín nhiệm đó là nhiều khách hàng từ hộ nghèo trở thành doanh nhân vi mô tiêu biểu, làm giàu chính đáng từ nguồn vốn vay ban đầu của MFI Thanh Hóa, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều người khác.

Chị Lê Thị Đức, sinh năm 1955, quê xã Hoằng Châu (Hoằng Hóa), nguyên là cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn. Năm 2001, MFI Thanh Hóa triển khai tại xã, chị được vay mức thấp nhất 285.000 đồng để nuôi lợn. Từ một con lợn nái, nhờ được chăm sóc tốt, đã sinh sản, phát triển thành đàn lợn và tiếp tục phát triển thành gia trại. Tuy nhiên, mô hình nuôi lợn gặp nhiều khó khăn những khi có dịch bệnh xảy ra. Năm 2016, gia đình chị quyết định chuyển hướng sang nuôi trồng nấm sò. Chị vay thêm vốn của MFI Thanh Hóa và vốn tích lũy được 200.000.000 đồng, đầu tư xây dựng 450m2 nhà xưởng trồng nấm. Sản phẩm làm ra được khách hàng ưa chuộng và tìm tới đặt hàng ngày càng nhiều. Tháng 7-2017, chị vay thêm tiền của tài chính vi mô với mức vay 50.000.000 đồng và vốn tích lũy, chị mua thêm 550m2 đất để xây dựng thêm nhà xưởng và tạo việc làm thường xuyên cho 5 nhân công với mức lương từ 3.500.000 đồng đến 4.500.000 đồng và vào mùa vụ, số nhân công tăng lên 10 người.

Cơ sở sản xuất tranh kính xã Hải Ninh (Tĩnh Gia) của chị Lò Thị Tú nhiều người biết đến như một thương hiệu mặt hàng trang trí tranh kính đang được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Tuy nhiên, để thoát nghèo và xây dựng được thương hiệu tranh kính đầu tiên ở Thanh Hóa, chị Lò Thị Tú đã vay vốn của MFI Thanh Hóa để phát triển sản xuất và trở thành nữ doanh nhân thành công.

Năm 2010, chị Tú được vay 30.000.000 đồng để sản xuất tranh kính kết hợp giữa máy ép sản xuất kính cường lực chịu nhiệt độ cao, gắn kết của thủy tinh, cho ra đời máy ép tranh. Thay vì phun sơn lên tấm kính, chị Tú cho in ảnh lên giấy ảnh, sau đó dùng máy ép 2 mảnh kính để cho ra đời một sản phẩm tranh kính hoàn toàn khác biệt trên thị trường. Sản phẩm làm ra thực sự đạt yêu cầu về thẩm mỹ, màu sắc và độ bền, ngoài ra còn có ưu điểm về kích thước sản phẩm có thể đáp ứng cho những công trình lớn. Đơn đặt hàng đến với chị Tú ngày càng nhiều, thu nhập cao đã đưa gia đình chị Tú từ hộ nghèo thành hộ kinh tế khá trong vùng. Công việc kinh doanh của gia đình chị ngày càng phát triển, đến nay cơ sở sản xuất của vợ chồng chị Tú có 12 lao động thường xuyên, lương ổn định từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng/người/tháng. Hiện giá trị nhà xưởng, máy móc, phương tiện của gia đình chị Tú lên tới 5 tỷ đồng, thu nhập hàng tháng khoảng 100.000.000 đồng sau khi trừ tất cả các chi phí. Ngoài cơ sở sản xuất tại xã Ninh Hải (Tĩnh Gia), gia đình chị còn có ba cửa hàng lớn tại thị trấn Còng, số 75 đường Quang Trung, TP Thanh Hóa và một cửa hàng ở quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Hai chị là những tấm gương điển hình trong vay vốn của MFI Thanh Hóa để phát triển kinh tế tại các địa phương. Tháng 12- 2018, chị Lê Thị Đức và Lò Thị Tú đã giành giải thưởng nữ doanh nhân vi mô trẻ tiêu biểu tại Lễ trao giải cá nhân và Tổ chức Tài chính vi mô tiêu biểu CMA do Ngân hàng Nhà nước, Quỹ Citi bank và nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Lan Anh


Lan Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]