(Baothanhhoa.vn) - Tuyến đê biển huyện Nga Sơn được xây dựng kiên cố gần 5 năm qua, đem lại sự yên tâm cho người dân các xã ven biển. Đây cũng chính là công trình lấn biển, là đường cứu hộ, cứu nạn ven biển của huyện Nga Sơn khi có thiên tai, bão lũ xảy ra. Tuy nhiên, khi công trình thi công đến đoạn rừng ngập mặn xã Nga Thủy thì hết vốn, đoạn đê còn lại chưa được thi công gần cửa sông Lèn giao với biển. Đây chính là đoạn từ C87A đến C18+22, với tổng chiều dài hơn 2,5 km khiến nước biển và cửa sông tràn vào đất liền mỗi khi có mưa lũ lớn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗi lo từ tuyến đê biển thi công dở dang

Tuyến đê biển huyện Nga Sơn được xây dựng kiên cố gần 5 năm qua, đem lại sự yên tâm cho người dân các xã ven biển. Đây cũng chính là công trình lấn biển, là đường cứu hộ, cứu nạn ven biển của huyện Nga Sơn khi có thiên tai, bão lũ xảy ra. Tuy nhiên, khi công trình thi công đến đoạn rừng ngập mặn xã Nga Thủy thì hết vốn, đoạn đê còn lại chưa được thi công gần cửa sông Lèn giao với biển. Đây chính là đoạn từ C87A đến C18+22, với tổng chiều dài hơn 2,5 km khiến nước biển và cửa sông tràn vào đất liền mỗi khi có mưa lũ lớn.

Nỗi lo từ tuyến đê biển thi công dở dang

Đoạn đê biển tại khu rừng ngập mặn xã Nga Thủy mới được thi công phần móng.

Theo các thông tin liên quan, đoạn đê này có giá trị hợp đồng hơn 153,3 tỷ đồng, mới được thi công đắp phần thân đê với cao trình +1,8 đến 2,5m. Trong khi, những đoạn đã được kiên cố tiếp giáp, có thiết kế cao trình +4,5m. Quan sát trên thực địa, cùng tuyến đê nhưng với những đoạn đã được kiên cố từ những năm 2015 – 2016, đến nay vẫn vững chãi. Tuyến đê này hiện cũng chính là tuyến đường huyết mạch cho người và phương tiện tham gia giao thông của nhiều thôn các xã Nga Tân và Nga Thủy. Đáng nói, đoạn đê dang dở này chính là đoạn giáp với khu rừng ngập mặn ven biển, trũng thấp nhất vùng. Dễ dàng nhận thấy, đê đoạn này mới thi công xong phần móng thì dừng, nếu có nước biển dâng, có mưa lũ lớn thì nơi đây trở thành “miệng hà bá”, từng nhiều lần gây lo sợ cho hàng trăm hộ dân. Nhiều mùa mưa lũ gần đây, nhất là khi có những trận bão đổ bộ, hàng trăm héc–ta nuôi trồng thủy sản ven biển của các xã Nga Tân và Nga Thủy lại ngập trắng.

Phần còn lại của tuyến đê này dài hơn 2,5 km, dự kiến cần thêm 133 tỷ đồng nữa mới hoàn thành toàn tuyến theo kế hoạch. Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị khối lượng thực hiện đoạn đê dở dang này mới đạt 17% thì phải tạm dừng do Trung ương có chương trình thắt chặt đầu tư công. Theo đó, nhiều hạng mục, như: Đắp đất thân đê đến cao trình thiết kế +4,5m, lát mái đê bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông mặt đê, tường chắn sóng, các cống dưới đê... đều không được thi công như kế hoạch ban đầu. Từ đó đến nay, huyện Nga Sơn đã nhiều lần đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh và Trung ương tiếp tục phân bổ vốn để hoàn thành đoạn cuối cùng, cũng là đoạn quan trọng nhất của tuyến đê.

Đây là đoạn đê thuộc tuyến đê bao lấn biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng thủy triều và nước biển dâng. Việc thi công dở dang, không khép được tuyến – mà chính là đoạn gần cửa biển nhất nên không phát huy hết vai trò, mục đích ban đầu của toàn tuyến đê biển qua địa bàn huyện. Thống kê từ UBND huyện Nga Sơn, ảnh hưởng trực tiếp hiện nay là hơn 100 ha nuôi trồng thủy sản đã được UBND tỉnh Thanh Hóa đầu tư, nâng cấp tại Quyết định số 4155/QĐ-UBND, ngày 12–12–2012. Cùng với đó, hơn 45 ha nuôi tôm công nghiệp tập trung trong vùng đã được đầu tư từ nguồn vốn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý tại Quyết định số 1141/QĐ-BNN-TCTS, ngày 1–6–2011 cũng trong diện ảnh hưởng. Mặt khác, tính mạng, tài sản, đất đai, hoa màu của Nhân dân trong vùng cũng đứng trước nhiều nguy cơ thiệt hại, nhất là một mùa mưa bão nữa lại về. Vùng nuôi trồng thủy sản lớn của tỉnh dọc ven biển huyện Nga Sơn nhưng năm nào cũng bị đe dọa bởi tuyến đê dở dang, nhưng theo phân cấp thì đây là dự án được đầu tư bởi nguồn vốn Trung ương phân bổ, ngoài khả năng của huyện.

Để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản, đất đai và hoa màu cho Nhân dân trong vùng, trong tháng 3 vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã có Văn bản số 909/NN&PTNT-KHTC, gửi và đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ kinh phí để tiếp tục thực hiện đoạn đê còn dở dang này. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có tín hiệu vui nào để tuyến đê được thi công tiếp...

Bài và ảnh: Lê Đồng


Bài Và Ảnh: Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]