(Baothanhhoa.vn) - Từ đầu năm 2020 đến nay, hầu hết doanh nghiệp (DN) ở các ngành nghề sản xuất đều chịu tác động nặng nề do dịch bệnh COVID-19. Xác định ảnh hưởng của dịch còn kéo dài do tình hình diễn biến trên thế giới còn phức tạp, nhiều DN trong tỉnh đã chủ động nghiên cứu, khắc phục, nỗ lực vượt khó để bù đắp doanh thu sụt giảm trong những tháng đầu năm, ổn định việc làm cho người lao động.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực thực hiện mục tiêu sản xuất, kinh doanh năm 2020

Nỗ lực thực hiện mục tiêu sản xuất, kinh doanh năm 2020

Đóng thùng hàng hóa đi tiêu thụ tại Công ty TNHH Aeonmed Việt Nam, Khu Công nghiệp Lễ Môn.

Từ đầu năm 2020 đến nay, hầu hết doanh nghiệp (DN) ở các ngành nghề sản xuất đều chịu tác động nặng nề do dịch bệnh COVID-19. Xác định ảnh hưởng của dịch còn kéo dài do tình hình diễn biến trên thế giới còn phức tạp, nhiều DN trong tỉnh đã chủ động nghiên cứu, khắc phục, nỗ lực vượt khó để bù đắp doanh thu sụt giảm trong những tháng đầu năm, ổn định việc làm cho người lao động.

Những ngày này, gần 500 công nhân của Công ty TNHH SOTO đóng trên địa bàn huyện Quảng Xương vẫn miệt mài làm việc để kịp cho các đơn hàng xuất khẩu. Do đơn vị có mối quan hệ tốt và lâu năm với các khách hàng, đối tác ở châu Âu và Mỹ, nên khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, hoạt động sản xuất của công ty không bị sụt giảm nhiều. Bên cạnh đó, công ty cũng chủ động tìm kiếm, gia công thêm một số mặt hàng mới. 8 tháng đầu năm, Công ty TNHH SOTO đã sản xuất và xuất khẩu được hơn 2,1 triệu sản phẩm may mặc, trị giá gia công 2,3 triệu đô la Mỹ. Hiện nay, đơn vị đang huy động nhân công sản xuất 1,1 triệu sản phẩm để xuất khẩu theo đơn đặt hàng từ trước của các đối tác bên Mỹ. Đơn hàng ổn định nên thời gian qua công ty không phải cắt giảm lao động, đồng thời vẫn bảo đảm việc làm và thu nhập cho công nhân từ 7 - 10 triệu đồng/người/tháng.

Không được thuận lợi như Công ty TNHH SOTO, tại Công ty CP phân bón Nhật Long Thanh Hóa, đóng trên địa bàn huyện Thọ Xuân, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đã khiến việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm của đơn vị gặp nhiều khó khăn. Trước thực tế này, đơn vị đã tập trung cơ cấu lại sản xuất, đa dạng các nhóm sản phẩm, đồng thời thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi để kích cầu mở rộng thị trường. Ông Nguyễn Văn Tường, phó giám đốc sản xuất công ty, cho biết: Cùng với các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường, DN đã tranh thủ thời gian củng cố, sửa chữa lại các dây chuyền cũ. Đồng thời, đầu tư dây chuyền sản xuất phân NPK vo viên, bán hơi nước với giá trị đầu tư gần 8 tỷ đồng để sản xuất các sản phẩm phân bón. Bằng nhiều nỗ lực cố gắng, mục tiêu sản xuất năm 2020 của đơn vị vẫn có khả năng thực hiện đạt kế hoạch.

Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều DN tại Thanh Hóa gặp khó khăn. Để có thể hoàn thành kế hoạch năm, các đơn vị, DN đều đang nỗ lực tái cơ cấu lại sản xuất, đồng thời quan tâm cải tiến máy móc, thiết bị, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị, DN đã chủ động điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm. Đồng thời, phát triển thêm nhiều thị trường, kênh phân phối mới.

Theo Sở Công Thương Thanh Hóa, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID–19, trong 8 tháng năm 2020, vẫn có 13 sản phẩm công nghiệp truyền thống tại Thanh Hóa có giá trị sản xuất tăng so với cùng kỳ. Tuy nhiên, kết quả sản xuất công nghiệp 8 tháng mới chỉ đạt 58,8% kế hoạch cả năm. Nhiều nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực, như: ô tô tải, đường, bia, quần áo may sẵn... dự báo vẫn khó đạt kế hoạch năm.

Với mục tiêu hoàn thành giá trị sản xuất công nghiệp cả năm, hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Công Thương và các sở, ngành có liên quan của tỉnh tích cực bám sát tình hình sản xuất của các nhóm sản phẩm để có kế hoạch chỉ đạo sát sao, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã ban hành Công văn số 10819 ngày 10-8-2020 yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN. Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị: Tiếp tục rà soát, cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực theo hướng công khai, minh bạch, đơn giản, thuận tiện và rút ngắn thời gian giải quyết công việc cho các tổ chức, cá nhân và DN. Yêu cầu các sở, ngành, đơn vị rút ngắn 50% thời gian đối với các thủ tục hành chính đang thực hiện với thời gian giải quyết từ 10 ngày trở lên, 30% đối với các thủ tục hành chính đang được thực hiện với thời gian giải quyết dưới 10 ngày. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý Nhà nước, tạo bước đột phá về xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính, nhằm giảm chi phí, thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho nhà đầu tư, DN. Tổ chức thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật và kế hoạch đã được phê duyệt; bảo đảm việc thanh tra, kiểm tra không chồng chéo, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Giữ mối liên hệ chặt chẽ với các nhà đầu tư, DN thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý; nắm chắc tình hình sản xuất, kinh doanh của DN để kịp thời hỗ trợ DN đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh gắn với triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới theo chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh.

Bách Nguyên


Bách Nguyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]