(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa là một trong những địa phương có sự đa dạng sinh học (ĐDSH) biển phong phú. Để phát huy lợi thế này, những năm qua công tác bảo tồn, phát triển bền vững ĐDSH biển được các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm thực hiện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học biển

Thanh Hóa là một trong những địa phương có sự đa dạng sinh học (ĐDSH) biển phong phú. Để phát huy lợi thế này, những năm qua công tác bảo tồn, phát triển bền vững ĐDSH biển được các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm thực hiện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học biển

Đa dạng sinh học vùng biển ven bờ cửa Lạch Hới cần được bảo tồn.

Qua nghiên cứu khảo sát của các ngành có liên quan của Trung ương cũng như của tỉnh cho thấy, tính ĐDSH biển của tỉnh Thanh Hóa rất cao. Tại vùng biển ven bờ cửa Lạch Hới (khu vực huyện Hoằng Hóa và TP Sầm Sơn), đã xác định được 115 loài cá thuộc 38 họ, 13 bộ. Trong đó, cá vược (Perciformes) với 65 loài (chiếm 56,52% tổng số loài); cá trích (Clupeiformes) với 17 loài (chiếm 14,78% tổng số loài); cá bơn (Plcuroncctiformcs) với 11 loài (chiếm 9,57% tổng số loài)... Khu vực này có 5 loài cá có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, gồm cá bống bớp (bậc rất nguy cấp - CR), cá mòi cờ hoa (bậc nguy cấp - EN) và 3 loài cá mòi cờ chấm, cá cháo lớn, cá mòi mõm tròn ở bậc sẽ nguy cấp -VU. Trừ cá bống bớp và cá mòi cờ chấm, 3 loài cá còn lại đều đang trong tình trạng không còn khả năng khai thác. Qua tổng hợp kết quả điều tra tại vùng biển Hòn Mê (Tĩnh Gia) từ năm 1993 đến nay, đã thống kê được 102 loài tảo (thuộc các ngành: Tảo lam 3 loài, tảo silic 85 loài, tảo giáp 11 loài và tảo lục có 4 loài), 47 loài động vật thân mềm, 7 loài da gai, 37 loài giáp xác, 15 loài rong biển, 72 loài san hô. Ở khu vực tầng đáy có 12 loài (bào ngư chín lỗ, ốc đụn, ốc xà cừ, bàn mai quạt, bào ngư bầu dục, trai ngọc môi đen, trai ngọc môi vàng,.. và 2 loài san hô (san hô lỗ đinh nôbi và san hô khối đầu thùy) quý hiếm được phân hạng nguy cấp của Sách Đỏ Việt Nam. Ngoài ra, các cảnh quan ven bờ biển, các đảo ven bờ có hệ sinh thái tự nhiên với tính ĐDSH cao, còn là nền tảng cho ngành du lịch phát triển. Tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn lợi hải sản trong các khu vực này đang bị giảm sút nhanh, nhất là các loài thủy sinh vật quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Do các hoạt động đánh bắt bằng các phương pháp hủy diệt (mìn, lưới kéo đáy mắt nhỏ,...), nhiều loài thuộc danh sách những loài quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Qua tìm hiểu, người dân ở vùng ven biển cửa Lạch Hới, cho biết: Trước đây cá mòi cờ hoa và cá mòi cờ chấm đánh bắt được rất nhiều vào tháng 4 hàng năm khi chúng di cư từ biển vào sông để sinh sản. Tuy nhiên, những năm gần đây, các loài cá này rất hiếm gặp. Còn các loài cá cháo lớn và cá mòi mõm tròn cũng rất ít. Đối với cá bống bớp, tuy loài này có tên trong Sách Đỏ Việt Nam ở bậc rất nguy cấp nhưng hiện tại vẫn thường gặp tại khu vực này.

Nhận thức được tầm quan trọng của ĐDSH mang lại, những năm qua, các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương ven biển đã tập trung triển khai thực hiện Luật ĐDSH (năm 2008); Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó, có mục tiêu quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo; tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia; phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển... Ngày 26-5-2010 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 742/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống 16 khu bảo tồn biển, trong đó có đảo Hòn Mê (Tĩnh Gia). Huyện và ngành chức năng tham mưu cho UBND tỉnh các thủ tục cần thiết để tiến hành thẩm định, thành lập và đưa Khu Bảo tồn biển Hòn Mê vào hoạt động. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giám sát, cảnh báo tự động về chất lượng môi trường, ứng phó các sự cố môi trường biển... để ngăn chặn, giảm đến mức thấp nhất các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các sinh vật biển. Các ngành, các địa phương ven biển tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tham gia phát triển du lịch sinh thái, thám hiểm - khoa học, du lịch cộng đồng. Vận động người dân ven biển chuyển đổi các hoạt động liên quan đến xâm hại, tác động đến biển sang bảo vệ, bảo tồn, tạo sinh kế, việc làm mới cho người dân tại khu vực này. Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực ĐDSH để nghiên cứu, bảo tồn.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]