Theo thông tin từ Chi cục Thú y tỉnh: Virut gây bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) có sức đề kháng cao, có thể tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm thịt lợn, như: Xúc xích, giăm bông, giò, chả. Đáng chú ý virut gây bệnh DTLCP còn tồn tại ở các dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, quần áo của người chăn nuôi và tồn tại ở chuồng trại tới 2 đến 3 năm. Do đó, bệnh dịch rất khó kiểm soát.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những vấn đề đặt ra trong chuyển đổi vật nuôi sau dịch tả lợn châu Phi

Theo thông tin từ Chi cục Thú y tỉnh: Virut gây bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) có sức đề kháng cao, có thể tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm thịt lợn, như: Xúc xích, giăm bông, giò, chả. Đáng chú ý virut gây bệnh DTLCP còn tồn tại ở các dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, quần áo của người chăn nuôi và tồn tại ở chuồng trại tới 2 đến 3 năm. Do đó, bệnh dịch rất khó kiểm soát.

Những vấn đề đặt ra trong chuyển đổi vật nuôi sau dịch tả lợn châu Phi

Hộ chăn nuôi ở xã Thiệu Duy (Thiệu Hóa) cải tạo chuồng trại chuyển đổi từ chăn nuôi lợn sang gà.

Để phòng, chống, kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan của bệnh DTLCP, nhiều giải pháp đã được ngành nông nghiệp và các địa phương thực hiện trong thời gian qua, như: Cấp vôi bột, hóa chất cho các hộ dân; đồng thời, chỉ đạo, đôn đốc các hộ chăn nuôi thực hiện rải vôi bột, phun hóa chất tiêu độc, khử trùng theo định kỳ. Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển vật nuôi, nhất là lợn thông qua thành lập các chốt kiểm soát liên ngành của tỉnh, huyện và các chốt kiểm soát tạm thời tại các xã có dịch; khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học... Do đặc tính của virut có thể tồn tại lâu, nên ngoài những giải pháp nói trên, để diệt trừ triệt để mầm bệnh, ngăn chặn sự phát sinh đối với đối tượng con nuôi là lợn, ngành nông nghiệp và các địa phương đã và đang chỉ đạo, khuyến khích các hộ chăn nuôi, nhất là các hộ đã bị dịch thực hiện chuyển đổi đối tượng vật nuôi.

Gia đình anh Ngọ Viết Đình, thôn Xuân Hội, xã Tiến Lộc (Hậu Lộc) là một trong số nhiều hộ chăn nuôi bị tổn thất lớn từ DTLCP, với số lợn bị tiêu hủy lên tới 260 con, tổng trọng lượng 17,2 tấn. Sau khi đàn lợn bị tiêu hủy, theo hướng dẫn của cán bộ thú y, gia đình đã thường xuyên, định kỳ vệ sinh chuồng trại bằng vôi bột và hóa chất. Được biết, virut dịch tả có thể tồn tại nhiều ngày, thậm chí là nhiều năm trong môi trường, chuồng trại, nên gia đình chưa vội tái đàn, mà thay vào đó tạm thời chuyển đổi sang nuôi vịt thương phẩm. Điều này, giúp lấy ngắn nuôi dài, bảo đảm kinh tế gia đình. Để bắt tay vào nuôi con mới, anh Đình đã mua luồng và thép về gia cố, cải tạo lại chuồng trại phù hợp cho nuôi vịt. Hiện gia đình anh đưa vào thả nuôi 2.000 con vịt thương phẩm, dự kiến số lượng nuôi sẽ được gia đình anh tăng lên gấp đôi trong thời gian tới.

Ở huyện Nông Cống, việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi đã được huyện chỉ đạo thực hiện ngay từ khi xuất hiện bệnh dịch. Theo đó, tại những nơi xuất hiện ổ dịch, huyện đã chỉ đạo các xã khẩn trương thực hiện tiêu hủy theo đúng quy trình, quy định của Luật Thú y. Cùng với đó, để duy trì sản xuất tại các gia trại, trang trại bị DTLCP, góp phần giảm bớt gánh nặng về kinh tế, tạo nguồn thu, chính quyền địa phương đã khuyến cáo các hộ chăn nuôi chuyển đổi vật nuôi. Tại các xã thuộc vùng chiêm trũng, có nhiều ao, hồ được khuyến cáo chuyển sang nuôi vịt, ngan, còn các xã khác được khuyến cáo chuyển sang nuôi gà. Việc chuyển đổi con nuôi không chỉ diễn ra trên những hộ có ổ dịch, mà nhiều hộ dân nuôi lợn không xuất hiện ổ dịch cũng đang dần thực hiện chuyển đổi, nhằm tránh rủi ro. Hiện, toàn huyện đã có gần 200 hộ chăn nuôi đã chuyển đổi từ chăn nuôi lợn sang nuôi các con khác, trong đó chủ yếu là chuyển sang chăn nuôi các loại gia cầm.

Việc chuyển đổi vật nuôi không chỉ được các hộ chăn nuôi tại hai huyện Hậu Lộc, Nông Cống thực hiện, mà đang được thực hiện rộng rãi ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Theo khảo sát, đối tượng vật nuôi được chuyển đổi đa phần đều là gia cầm. Bởi, theo các hộ dân, gia cầm là đối tượng dễ thích nghi, có thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn, nên thời gian quay vòng vốn nhanh, phù hợp với việc chuyển đổi tạm thời. Hơn nữa, việc cải tạo chuồng trại từ chăn nuôi lợn sang chăn nuôi gia cầm cũng khá đơn giản, chi phí thấp, nên được nhiều hộ chăn nuôi lựa chọn.

Việc chuyển đổi vật nuôi được xem là giải pháp tạm thời ổn định kinh tế cho các hộ chăn nuôi cũng như tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi từ thực tế chuyển đổi vật nuôi tại nhiều địa phương đang tồn tại một số vấn đề đáng quan tâm, như: Việc chuyển đổi vật nuôi sau DTLCP hiện chủ yếu chuyển sang đối tượng con nuôi là gia cầm, điều này sẽ khiến cho tổng đàn tăng nhanh, trong khi đó hầu hết các hộ chuyển đổi đều thực hiện theo hình thức tự phát, không chủ động được thị trường đầu ra cho sản phẩm. Vì vậy, có thể tiềm ẩn nguy cơ bị thương lái ép giá. Để việc chuyển đổi vật nuôi bảo đảm hiệu quả kinh tế và an toàn thực phẩm, thời gian qua, ngành nông nghiệp và các địa phương luôn định hướng cho hộ chăn nuôi thực hiện chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học. Song, do đa phần các hộ thực hiện chuyển đổi vật nuôi đều đã quen với chăn nuôi lợn, nên khi chuyển đổi sang đối tượng vật nuôi khác có phần lúng túng trong quá trình chăm sóc cũng như phòng bệnh.

Để việc chuyển đổi vật nuôi bảo đảm hiệu quả kinh tế cho các hộ chăn nuôi, trong quá trình thực hiện chuyển đổi, chính quyền các địa phương cần khuyến cáo người dân không nên ồ ạt chuyển đổi mà thực hiện chuyển đổi, tăng đàn dần dần để vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, đồng thời có thể thăm dò được thị trường. Do việc chuyển đổi sang đối tượng vật nuôi khác thay cho lợn chỉ là giải pháp tạm thời, nên người dân không nên nuôi với số lượng lớn, nếu chưa tìm được đơn vị bao tiêu sản phẩm. Bên cạnh đó, trong quá trình chăn nuôi cần lưu ý tiếp tục thực hiện rải vôi bột, phun hóa chất tiêu độc, khử trùng thường xuyên, định kỳ để phòng chống các loại dịch bệnh cho đối tượng con nuôi mới và tiêu diệt virut DTLCP tồn dư trong chuồng trại. Chính quyền địa phương cũng khuyến cáo các hộ dân cần đa dạng hóa con nuôi, tránh khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường hoặc giá xuống thấp, khiến hiệu quả kinh tế không cao.

Bài và ảnh: Hương Thơm

Tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

Những vấn đề đặt ra trong chuyển đổi vật nuôi sau dịch tả lợn châu Phi

Bệnh DTLCP bắt đầu xuất hiện trên địa bàn tỉnh từ ngày 23-2-2019, tại xã Định Long (Yên Định), đến nay, dịch đã xuất hiện tại 26/27 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, với tổng trọng lượng lợn bị tiêu hủy hơn 4.000 tấn. Để phòng, chống, ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, Chi cục Thú y tỉnh đã và đang cùng với chính quyền các địa phương quyết liệt thực hiện các giải pháp. Tuy nhiên, do tính chất nguy hiểm, khó kiểm soát, nên bệnh DTLCP vẫn đang diễn biến phức tạp.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh DTLCP, Chi cục Thú y sẽ tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, như: Tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, thiết lập và cung cấp đường dây nóng để các doanh nghiệp, người chăn nuôi và cộng đồng trao đổi thông tin, nắm chắc, hiểu rõ mức độ nguy hiểm, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cũng như chính sách hỗ trợ để cả cộng đồng cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh. Chuẩn bị và cung ứng đầy đủ hóa chất, vôi bột, dụng cụ và các thiết bị phục vụ công tác chống dịch. Tiếp tục duy trì các chốt kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời tại các đầu mối giao thông. Các huyện cũng thành lập và duy trì hoạt động các chốt kiểm soát và tổ kiểm soát lưu động. Cùng với đó, khuyến khích các hộ chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát các nguồn lây lan của dịch bệnh, tạm thời chuyển đổi cơ cấu vật nuôi theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học để diệt trừ mầm bệnh.

Đặng Văn Hiệp

Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa

Định hướng phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững

Những vấn đề đặt ra trong chuyển đổi vật nuôi sau dịch tả lợn châu Phi

Là huyện chịu ảnh hưởng nặng nề của bệnh DTLCP, vì vậy, huyện Quảng Xương đã và đang định hướng, tuyên truyền, khuyến khích các hộ chăn nuôi chuyển đổi cơ cấu vật nuôi theo hướng an toàn sinh học và phát triển bền vững. Theo đó, đối với những hộ chăn nuôi ở vùng dịch có lợn đã bị tiêu hủy, huyện định hướng chuyển đổi từ lợn sang nuôi các con vật khác theo hình thức lấy ngắn nuôi dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đối với những vùng chưa có dịch thực hiện chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi an toàn sinh học, thực hiện nghiêm ngặt việc vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại và môi trường xung quanh thường xuyên, định kỳ. Bên cạnh đó, huyện cũng đã và đang khuyến cáo người dân không nên chuyển đổi vật nuôi hoặc tái đàn ồ ạt, quy mô lớn, việc chuyển đổi nên được thực hiện tăng dần về số lượng dựa trên việc thăm dò nhu cầu của thị trường hoặc tìm được đơn vị bao tiêu sản phẩm. Còn đối với việc tái đàn chăn nuôi lợn, nhất là đối với những vùng có dịch, người dân nên thả nuôi với số lượng hạn chế, để thăm dò về sự tồn dư của virut DTLCP trong môi trường và chuồng trại, tránh gây thiệt hại lớn khi tái dịch.

Lê Đại Hiệp

Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, UBND huyện Quảng Xương

Khuyến khích người dân đa dạng hóa đối tượng con nuôi khi chuyển đổi vật nuôi

Những vấn đề đặt ra trong chuyển đổi vật nuôi sau dịch tả lợn châu Phi

Xuân Phú (Thọ Xuân) là xã bị ảnh hưởng bệnh DTLCP. Để phòng, chống, ngăn chặn sự phát sinh, phát triển, lây lan của bệnh DTLCP, cùng với việc thực hiện vệ sinh chuồng trại, tiêu độc, khử trùng, nhiều hộ dân trong xã đã tạm thời chuyển đổi vật nuôi. Tuy nhiên, đa phần các hộ dân đều lựa chọn các loại con nuôi gia cầm, như: Ngan, gà, vịt là đối tượng chuyển đổi. Theo tìm hiểu thì không chỉ trong xã, mà nhiều hộ chăn nuôi ở các xã khác, huyện khác cũng chuyển từ chăn nuôi lợn sang chăn nuôi các loại gia cầm. Điều này khiến cho chính quyền xã lo lắng về nguy cơ khủng hoảng thừa, khiến người chăn nuôi phải chịu thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, nhằm giúp người dân định hướng được đối tượng vật nuôi chuyển đổi, UBND xã đã và đang tích cực tuyên truyền cho các hộ dân không nên chỉ tập trung chuyển đổi sang con nuôi gia cầm mà nên đa dạng hóa đối tượng nuôi. Đối với xã Xuân Phú, do là địa phương có tiềm năng, lợi thế về diện tích trồng các loại cỏ voi, ngô dày làm thức ăn chăn nuôi đại gia súc. Vì vậy, cùng với việc định hướng cho người dân chuyển đổi từ chăn nuôi lợn sang chăn nuôi gà theo hình thức thả vườn, xã đang khuyến khích cho các hộ dân chuyển đổi sang các đối tượng con nuôi gia súc, như: Trâu, bò, dê.

Lê Xuân Hướng

Chủ tịch UBND xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân

Tạo điều kiện để người dân vay vốn chuyển đổi vật nuôi

Những vấn đề đặt ra trong chuyển đổi vật nuôi sau dịch tả lợn châu Phi

Ở những nơi xuất hiện bệnh DTLCP đồng nghĩa với việc đàn lợn sẽ bị tiêu hủy hoàn toàn. Tuy những hộ bị tiêu hủy sẽ nhận được hỗ trợ của Nhà nước để khôi phục sản xuất, song phải có thời gian, vì vậy nhiều hộ sẽ thiếu vốn quay vòng, phát triển sản xuất, nhất là những hộ thực hiện chuyển đổi vật nuôi.

Để giúp người dân có nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, chính quyền địa phương cần đề nghị với các ngân hàng thực hiện chính sách giãn nợ, khoanh nợ, tạo điều kiện để các hộ chăn nuôi tiếp tục được vay vốn để đầu tư sản xuất, trong đó, ưu tiên khuyến khích những hộ dân chuyển đổi vật nuôi. Tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi để khôi phục sản xuất. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần quan tâm tới việc tập huấn, hướng dẫn việc lựa chọn con giống bảo đảm chất lượng đưa vào thả nuôi, các biện pháp phòng, trừ dịch bệnh. Đồng thời, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, bảo đảm an toàn sinh học cho các hộ dân thực hiện chuyển đổi vật nuôi.

Hoàng Thanh Quang

(Thôn Xuân Hội, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]