(Baothanhhoa.vn) - Huyện Như Xuân có hơn 56.320ha rừng (rừng tự nhiên 32.361,73ha, còn lại là rừng trồng). Trong đó, diện tích rừng giáp ranh với tỉnh Nghệ An có trên 10.000ha.

Như Xuân quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững

Huyện Như Xuân có hơn 56.320ha rừng (rừng tự nhiên 32.361,73ha, còn lại là rừng trồng). Trong đó, diện tích rừng giáp ranh với tỉnh Nghệ An có trên 10.000ha.

Như Xuân quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vữngKiểm lâm viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra rừng tự nhiên tại xã Thanh Hòa (Như Xuân).

Nhận thức rừng không chỉ là nguồn tài nguyên quý, có giá trị lớn về môi sinh, môi trường, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho đồng bào địa phương, những năm qua, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Như Xuân và các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, cùng với các xã, thị trấn và chủ rừng đã chung sức đồng lòng bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR). Công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được hạt kiểm lâm phối hợp với các ban của Huyện ủy, Ủy ban MTTQ huyện và các tổ chức chính trị từ huyện đến xã tổ chức triển khai hiệu quả. Tổ chức cho hơn 1.000 hộ gia đình ký cam kết bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Hằng năm tham mưu kiện toàn ban chỉ đạo về thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững; xây dựng quy chế hoạt động; phân công nhiệm vụ địa bàn cho từng thành viên phụ trách; xây dựng và ký kết kế hoạch phối hợp lực lượng BVR, PCCCR, chống buôn lậu lâm sản với các lực lượng kiểm lâm giáp ranh, công an, quân sự từ huyện đến các xã. Tổ chức luân phiên hội nghị giao ban với các lực lượng, các huyện vùng giáp ranh; xây dựng phương án, kế hoạch PCCCR vùng trọng điểm cháy rừng năm 2024 theo phương châm “4 tại chỗ” (1.623,94ha rừng tại các xã trọng điểm cháy rừng). Thành lập 127 tổ, đội BV&PTR, PCCCR ở thôn (bản) với 1.452 người tham gia; thường xuyên rà soát, bổ sung các loại phương tiện, dụng cụ đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ chữa cháy rừng. Tham mưu kịp thời cho ban chỉ đạo huyện xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra công tác BV&PTR, PCCCR tại các xã, thị trấn và các chủ rừng Nhà nước.

Trong quý I năm 2024, huyện Như Xuân đã tổ chức tuyên truyền họp thôn (bản) được 30 cuộc, tổng số 690 lượt người tham gia; tuyên truyền 92 lần trên hệ thống loa truyền thanh. Nội dung tuyên truyền các quy định của Nhà nước về BV&PTR và các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác lâm nghiệp; phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền các xã, chủ rừng tổ chức tuần tra rừng được 52 lần với 256 lượt người tham gia.

Công tác chống khai thác rừng, buôn bán, vận chuyển, kinh doanh, chế biến lâm sản trái phép đã được tăng cường thực hiện. Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân đã chỉ đạo kiểm lâm viên tăng cường tham mưu, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và lực lượng chức năng kiểm tra an ninh rừng tại các khu vực rừng còn giàu tài nguyên và các tuyến đường trọng điểm; thực hiện đồng bộ các giải pháp, từ công tác tuyên truyền đến tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm. Đổi mới công tác trinh sát, cài cắm nắm bắt thông tin, phương thức hoạt động tuần tra các vùng rừng còn giàu tài nguyên và biết dựa vào chính quyền, Nhân dân để phát hiện và ngăn chặn các đối tượng xấu lén lút vào rừng khai thác gỗ trái phép. Thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát khai thác lâm sản của các đơn vị, người dân trên địa bàn đúng quy định.

Tuy nhiên, thực trạng công tác lâm nghiệp tại huyện Như Xuân vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra khai thác rừng, phá rừng trái pháp luật. Thực tế trong thời gian qua trên địa bàn huyện Như Xuân vẫn còn xảy ra một số vụ khai thác rừng, phá rừng trái pháp luật. Cụ thể, năm 2023 Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân đã phát hiện, ngăn chặn và lập hồ sơ xử lý 18 vụ vi phạm hành chính (tăng 2 vụ so với năm 2022) trong đó, xâm lấn rừng 5 vụ; khai thác gỗ 4 vụ; vận chuyển, mua bán lâm sản 4 vụ; mua bán tàng trữ 3 vụ; vô chủ 2 vụ; xử phạt vi phạm hành chính nộp ngân sách Nhà nước 273,5 triệu đồng. Quý I năm 2024 đã kiểm tra phát hiện, bắt giữ và xử lý 4 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, thu nộp ngân sách Nhà nước 72 triệu đồng.

Để BV&PTR bền vững, huyện Như Xuân đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm công tác lâm nghiệp. Thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp. Phát triển lâm nghiệp toàn diện và bền vững, gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu XDNTM, giảm nghèo nhanh và bền vững, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng, phát huy văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện. Bảo vệ an toàn diện tích rừng hiện có, giữ vững an ninh rừng ổn định, thực hiện phương châm BVR tại gốc mang tính bền vững cao, không để xảy ra các điểm nóng về phá rừng, khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép, không để xảy ra cháy rừng; thực hiện có hiệu quả công tác trồng rừng, chú trọng đưa giống cây nuôi cấy mô vào trồng rừng gỗ lớn theo hướng thâm canh.

Trao đổi với chúng tôi, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân Dương Hoàng Hải, chia sẻ: Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở triển khai, thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý, BV&PTR. Đó là, tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện tốt Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, BV&PTR. Thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền Luật Lâm nghiệp. Thực hiện tốt quy chế, chương trình, kế hoạch phối hợp từ huyện đến xã trong thực hiện nhiệm vụ BV&PTR, PCCCR với các ban, ngành trên địa bàn huyện và khu vực giáp ranh. Hàng năm tổ chức triển khai có hiệu quả phương án BV&PTR, PCCCR. Thực hiện hiệu quả công tác theo dõi diễn biến rừng để đánh giá biến động về chất lượng, trữ lượng rừng phục vụ cho công tác BV&PTR. Quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, có giải pháp xử lý tình trạng chủ rừng sau khi được giao đất, giao rừng sử dụng không đúng mục đích hoặc để rừng bị khai thác trái phép nhưng không có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Giám sát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định; triển khai thực hiện có hiệu quả công tác trồng rừng đảm bảo khối lượng, chất lượng, đặc biệt là rừng gỗ lớn. Triển khai, thực hiện tốt các chương trình chính sách hưởng lợi của chủ rừng như tiền khoán BVR, tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng... đến chủ rừng; chương trình hỗ trợ kinh tế - xã hội tại các thôn (bản) vùng đệm.

Kết quả nổi bật là an ninh rừng trên địa bàn huyện cơ bản ổn định, kiểm soát được tình hình cháy rừng, phá rừng trái pháp luật. Độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện đạt 70%. Rừng Như Xuân đã và đang được bảo vệ và phát triển hiệu quả, bền vững.

Bài và ảnh: Thùy Dương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]