(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa xác định chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Chuyển mạnh từ phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều rộng, lấy số lượng làm mục tiêu sang nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, cơ cấu sản xuất được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, gắn với nhu cầu thị trường...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhìn lại sau hơn 5 năm tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Nhìn lại sau hơn 5 năm tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Tích tụ ruộng đất để hình thành các vùng sản xuất tập trung đang được xã Thạch Định (Thạch Thành) triển khai, áp dụng. Ảnh: Xuân Minh

Thanh Hóa xác định chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Chuyển mạnh từ phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều rộng, lấy số lượng làm mục tiêu sang nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, cơ cấu sản xuất được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, gắn với nhu cầu thị trường...

Bằng chiến lược bài bản cùng với sự nỗ lực, cố gắng của đảng bộ và các tầng lớp nhân dân, sự hỗ trợ kịp thời về chính sách, nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, đến nay, sau hơn 5 năm triển khai Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” theo Quyết định 889/QĐ-TTg ngày 10-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng địng vai trò “đòn bẩy” để ngành nông nghiệp tỉnh nhà bứt phá đi lên.

Với định hướng căn bản trong lộ trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Thanh Hóa xác định chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Chuyển mạnh từ phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều rộng, lấy số lượng làm mục tiêu sang nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, cơ cấu sản xuất được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, gắn với nhu cầu thị trường... Thực tế đã minh chứng, việc tái cơ cấu nông nghiệp là hướng đi đúng đắn, góp phần hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao, phát huy lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm khơi thông thị trường, tập trung vào chất lượng và giá trị hơn là số lượng sản phẩm “thô”, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nông dân.

Điển hình như huyện Như Thanh đã tập trung rà soát, quy hoạch những vùng có diện tích đất lúa kém hiệu quả, không chủ động được nước tưới, sang trồng mía nguyên liệu, rau màu các loại theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Từ năm 2016 đến nay, huyện đã chuyển đổi được 354 ha đất lúa và đất màu kém hiệu quả sang trồng mía, ngô, ớt xuất khẩu, cỏ phục vụ cho trang trại bò sữa. Các xã làm tốt việc này có thể kể đến là Phú Nhuận, Yên Thọ, Xuân Du... đã chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng bí xanh, dưa chuột, ớt xuất khẩu, ngô làm thức ăn chăn nuôi. Sau khi chuyển đổi, các diện tích trên đều đạt giá trị từ 100 đến 134 triệu đồng/ha/năm.

Tại huyện Cẩm Thủy, các địa phương rà soát diện tích đất lúa, ngô, rau màu, cây ăn quả cho năng suất thấp sang trồng cây có hiệu quả kinh tế cao hơn. Cụ thể, đã chỉ đạo người dân bỏ các giống lúa lai Trung Quốc, lúa thuần chất lượng thấp để thay thế các giống Lam Sơn 8, Thiên Ưu 8, DQ11... có tốc độ sinh trưởng nhanh, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng. Từ cách làm này, huyện Cẩm Thủy đã xây dựng được 250 ha vùng thâm canh cây lúa năng suất, chất lượng cao trên địa bàn các xã Cẩm Bình, Cẩm Thạch, Cẩm Phong, Cẩm Vân, Cẩm Tú, nâng tổng diện tích vùng thâm canh lúa toàn huyện lên 500 ha. Bên cạnh đó, huyện cũng thực hiện chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng mía, ngô, rau màu khác với diện tích 110 ha; tổ chức ký hợp đồng với 12 HTX dịch vụ để liên kết sản xuất gắn với đầu ra cho sản phẩm trên diện tích 311 ha, trong đó, cây ngô làm thức ăn chăn nuôi 286 ha, ớt xuất khẩu 15 ha, khoai tây 5 ha, bí xanh 5 ha...

Sau hơn 5 năm toàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi thành công 14.800 ha đất lúa và 4.620 ha đất mía kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị cao hơn. Chủ trương tích tụ ruộng đất nhận được sự đồng thuận cao của người nông dân, từ đó đã hình thành một số vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho các nhà máy chế biến, như: Vùng lúa thâm canh 132.000 ha, mía 25.500 ha, sắn 9.850 ha, sản xuất hạt giống lúa lai F1 685,5 ha, cao su 17.735 ha, cói 3.300 ha... Nhiều mô hình liên kết mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, đó là liên kết sản xuất giống lúa lai F1 quy mô 550 - 750 ha/năm; giống lúa thuần trên diện tích 3.000 ha/năm; sản xuất mía thâm canh đạt 7.350 ha, trong đó diện tích áp dụng cơ giới hóa đồng bộ đạt 1.464,8 ha; mô hình ứng dụng ngô biến đổi gen quy mô 50 ha tại huyện Thọ Xuân... Các chuỗi liên kết bước đầu mang lại hiệu quả, các công ty mía đường: Lam Sơn, Nông Cống, Việt Nam - Đài Loan đã ký hợp đồng sản xuất, cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu mía trên địa bàn 18 huyện với tổng sản lượng trên 2 triệu tấn/năm; các nhà máy chế biến tinh bột sắn tại Như Xuân, Ngọc Lặc, Bá Thước cũng tổ chức ký hợp đồng thu mua, bao tiêu sản phẩm nguyên liệu với tổng công suất chế biến gần 2.000 tấn sắn củ/ngày.

Với cơ chế, chính sách phù hợp, lĩnh vực chăn nuôi đang có chuyển biến rõ nét cả về tổ chức sản xuất cũng như việc chuyển dịch hình thức tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã thu hút hàng chục doanh nghiệp lớn cam kết đầu tư, điển hình là Công ty TNHH bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa xây dựng các trang trại bò sữa quy mô 16.000 con; Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk) xây dựng thành công Trại bò Thanh Hóa 2 tại huyện Như Thanh; Công ty CP Chăn nuôi Bá Thước đầu tư dự án bò thịt chất lượng cao, quy mô 20.000 con bê nhập từ Úc; Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Thái Dương đầu tư dự án liên hợp sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi lợn và chế biến nông sản với quy mô 100.000 tấn/năm... Một điểm nhấn thành công nữa là lĩnh vực lâm nghiệp đã đưa công nghệ nuôi cấy mô thực vật, vi ghép vào sản xuất cây giống, cây ăn quả. Tính trung bình mỗi năm tỉnh Thanh Hóa sản xuất được khoảng 1 triệu cây mô, hom, 30 triệu cây giống keo tai tượng Úc; xây dựng thành công mô hình thâm canh, phục tráng rừng luồng, đưa năng suất từ 2.000 cây/ha lên 3.500 cây/ha...

Cũng từ các chương trình giảm nghèo như 134, 135, 30a, đã giúp cho trên 10.000 hộ nghèo, cận nghèo khu vực miền núi Thanh Hóa được thụ hưởng các chính sách thiết thực của Nhà nước để vươn lên thoát nghèo. Với mục tiêu, giai đoạn 2018 - 2020, sẽ tạo điều kiện cho hộ nghèo tự lực vươn lên phát triển kinh tế, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo của 11 huyện miền núi giảm từ 4,6%/năm trở lên, trong đó 4 huyện miền núi thấp giảm từ 3,5% trở lên, 6 huyện 30a giảm từ 5,8% trở lên, đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng gấp 3,5 lần so với năm 2012.

Theo đánh giá của đồng chí Lương Văn Tưởng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, mặc dù đạt nhiều thành quả quan trọng tuy nhiên đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn còn chậm, nhất là ở một số huyện miền núi, nhiều địa phương chưa xác định cơ cấu và sản phẩm lợi thế phù hợp, tính liên kết vùng còn yếu; có địa phương chưa thực hiện được tái cơ cấu một cách sát sao. Sự vào cuộc mỗi nơi một khác, có những địa phương khi nhận được đề án thì huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, nhưng cũng có những địa phương làm chưa tới...

Tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp tổ chức vào trung tuần tháng 8-2018, đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã khẳng định: Thời gian qua tỉnh đã xác định rõ đường hướng, luôn dành nguồn lực, sự quan tâm thích đáng để phát triển nông nghiệp, nông thôn với quyết tâm tạo đột phá trong lĩnh vực này, mà trước mắt là lo đủ sản phẩm nông nghiệp sạch, có chất lượng để phục vụ cho 3,6 triệu dân Thanh Hóa, sau đó là phục vụ khách du lịch và tiếp đến là xuất khẩu... Để thực hiện thành công mục tiêu đó, đồng chí yêu cầu các cấp, các ngành trong tỉnh cần thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó cần tập trung quán triệt, nâng cao nhận thức cho các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân về tầm quan trọng của tái cơ cấu nông nghiệp; hoàn hiện đề án về tích tụ ruộng đất; từng huyện phải chủ động thực hiện tích tụ đất đai, mở nút thắt để kêu gọi doanh nghiệp vào nông nghiệp và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp cho đạt hiệu quả; tạo điều kiện tốt hơn nữa cho các doanh nghiệp đã, đang và sẽ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn về đất đai, cơ chế, chính sách, bảo vệ doanh nghiệp; nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao, nhất là công nghệ sản xuất giống, phục tráng giống, nguồn gen quý, hiếm, quy trình sản xuất chế biến để tạo ra sự đột phá về năng suất, chất lượng. Huy động các nguồn lực cho đầu tư nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt, phải nghiên cứu cơ chế, chính sách và các điều kiện cần thiết để huy động được nguồn lực từ trong dân, trong doanh nghiệp...; hướng đến mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Xuân Minh


Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]