(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, việc mở rộng quy mô các ngành nghề, nhân cấy nghề mới ở các huyện miền núi đã và đang được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Nhiều địa phương đã có những cơ chế, chính sách hỗ trợ riêng nhằm khuyến khích việc nhân cấy, phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mới góp phần xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, công tác nhân cấy nghề mới đang đối mặt với nhiều khó khăn, bất cập.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều khó khăn trong nhân cấy nghề mới ở khu vực miền núi

Thời gian qua, việc mở rộng quy mô các ngành nghề, nhân cấy nghề mới ở các huyện miền núi đã và đang được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Nhiều địa phương đã có những cơ chế, chính sách hỗ trợ riêng nhằm khuyến khích việc nhân cấy, phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mới góp phần xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, công tác nhân cấy nghề mới đang đối mặt với nhiều khó khăn, bất cập.

Nhiều khó khăn trong nhân cấy nghề mới ở khu vực miền núi

Nghề làm đũa ở thị trấn Hồi Xuân (Quan Hóa).

Trước đây, huyện Thường Xuân có 7 làng nghề, như: Dệt thổ cẩm, đan cót, đan mê, nứa cuốn... Bên cạnh đó, đã có nhiều nghề mới được huyện quan tâm nhân cấy, phát triển, như: Nghề trồng cây cảnh, mây giang xiên... thu hút sự tham gia của hàng trăm lao động tại địa phương. Song, tồn tại được một thời gian ngắn, nhiều nghề đã dần mai một, để lại sự tiếc nuối cho nhiều lao động. Đại diện lãnh đạo Phòng Kinh tế hạ tầng, UBND huyện, cho biết: Mặc dù công tác truyền nghề, nhân cấy nghề đã đạt được những kết quả bước đầu, nhưng vẫn còn một số khó khăn, đó là: Tại một số địa phương, sau khi truyền nghề, học viên không duy trì được việc làm do sản phẩm chưa tìm được đầu ra ổn định; tay nghề người lao động còn thấp nên năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao, dẫn đến thu nhập của người lao động thấp khiến người học sớm bỏ nghề. Bên cạnh đó, công tác nhân cấy nghề mới hầu hết chỉ tập trung vào việc truyền dạy nghề, cơ sở vật chất cho việc nhân cấy nghề và duy trì sản xuất như mặt bằng, nguyên vật liệu, cung cấp điện nước... chưa được quan tâm đầu tư.

Tại huyện Ngọc Lặc, nhiều lao động tại các thôn, bản vùng cao do thiếu kiến thức, trình độ nên khó xin việc làm tại các doanh nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở sản xuất nông nghiệp. Từ thực tế này, huyện đã tổ chức rà soát, xác định lại nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, từ đó nhân cấy nghề, mở các lớp dạy nghề phù hợp với từng địa phương, như: Nghề may, điện dân dụng, chăn nuôi... Bên cạnh đó, huyện cũng phối hợp tổ chức được 27 lớp đào tạo nghề cho hơn 1.034 lao động. Một số nghề mới cũng đã tồn tại và phát triển, tạo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, tại địa phương, phần lớn lao động là người lớn tuổi, nhất là đồng bào các dân tộc, người nghèo nên khó khăn trong việc sắp xếp thời gian tham gia các khóa đào tạo nhân cấy nghề mới. Số lượng người được đào tạo nghề chưa nhiều. Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động đào tạo nghề mới còn hạn chế so với tình hình thực tế.

Khảo sát tại một số huyện miền núi, như: Lang Chánh, Quan Hóa, Cẩm Thủy... nhận thấy, việc nhân cấy nghề mới nhằm giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động đang gặp nhiều khó khăn. Trong đó, trở ngại lớn nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, thu nhập thấp trong khi nghề yêu cầu kỹ thuật cao, tinh xảo, cầu kỳ, thời gian học nghề lâu nên người lao động không mặn mà tham gia hoặc chỉ tham gia dưới hình thức tranh thủ thời gian nông nhàn. Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế của người dân ở khu vực miền núi còn hạn chế nên phần lớn mặt bằng sản xuất chật hẹp do chủ yếu xây dựng tại gia đình, vừa sản xuất vừa làm nơi sinh hoạt. Công tác tuyên truyền và tư vấn học nghề chưa được quan tâm, việc phối hợp để xây dựng kế hoạch, định hướng nhân cấy nghề mới để phát triển ngành nghề nông thôn chưa chặt chẽ. Mặt khác, những năm gần đây tại nhiều địa phương miền núi, đã có nhiều ngành nghề mới được du nhập, nhân cấy, song chỉ phát triển được một thời gian ngắn nên ảnh hưởng tới niềm tin của người dân. Cùng với đó, đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các địa phương chưa có nhiều kinh nghiệm, thiếu đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao để dạy nghề. Ngoài ra, nhiều địa phương khi lựa chọn nghề mới để nhân cấy chưa phù hợp với trình độ văn hóa, tập quán sản xuất của người dân và tiềm năng lợi thế cũng như khả năng nhân rộng của nghề trên địa bàn...

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài Và Ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]