(Baothanhhoa.vn) - Cùng với quá trình vận động và các chính sách ưu đãi đã được ban hành, thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp (CCN) thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp chậm tiến độ

Nhiều dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp chậm tiến độ

Diện tích quy hoạch CCN Thái-Thắng chưa được giải phóng mặt bằng.

Cùng với quá trình vận động và các chính sách ưu đãi đã được ban hành, thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp (CCN) thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 24 CCN được thành lập và có chủ đầu tư hạ tầng. Tuy nhiên, tiến độ đầu tư xây dựng tại các CCN khá chậm, một số doanh nghiệp đành “lỡ nhịp” đầu tư các dự án đã được hoạch định.

Hiện nay, trong các CCN đã được thành lập, chỉ có CCN nghề cá Hòa Lộc (Hậu Lộc) đã cơ bản hoàn thiện các hạng mục san lấp mặt bằng, đường điện, nước. Dự án này do Công ty TNHH MTV BNB Thanh Hóa làm chủ đầu tư và đang thực hiện các thủ tục cho thuê đất đợt 1. Sau khi đạt tỷ lệ lấp đầy 30% diện tích, đây sẽ là CCN đầu tiên trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện hưởng ưu đãi về chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Tuy nhiên, dự án này cũng đã chậm trễ hơn 1 năm so với tiến độ ban đầu là đi vào hoạt động tháng 12-2018.

Với các CCN còn lại, tình hình triển khai đầu tư hạ tầng cũng đang gặp nhiều khó khăn khiến chủ đầu tư không hoàn thành được dự án như tiến độ cam kết đầu tư. Là địa phương có tiềm năng, lợi thế về nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến nông, lâm sản, trong thời gian qua, một số doanh nghiệp đã đến khảo sát địa điểm, tìm hiểu xây dựng nhà máy trên địa bàn huyện Như Thanh. Để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, huyện Như Thanh đã được quy hoạch 3 CCN là: CCN Xuân Khang, CCN Hải Long và CCN Xuân Du. Năm 2018, CCN Hải Long đã thu hút được nhà đầu tư hạ tầng là Công ty CP Đầu tư hạ tầng Hợp Lực, với diện tích 24,5 ha, tổng mức đầu tư 196 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm được chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án vẫn chưa được tiến hành giải phóng mặt bằng để triển khai các hạng mục tiếp theo.

Có đủ năng lực tài chính và tích cực trong công tác giải phóng mặt bằng, tuy nhiên, chủ đầu tư CCN Thái - Thắng (Hoằng Hóa) vẫn chưa triển khai đầu tư kịp tiến độ do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Theo Quyết định số 1187/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 5-4-2018, CCN này có tổng diện tích 30,71 ha và sau khi đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho khoảng 1.180 lao động. Các dự án được ưu tiên thu hút đầu tư, là: Sản xuất thực phẩm, đồ uống chất lượng cao; sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ; dệt lưới, dệt bạt, da giầy; dịch vụ sửa chữa cơ khí; các dịch vụ ngành nông nghiệp... Chủ đầu tư dự án là Công ty CP Đầu tư và Du lịch Đại Dương Xanh. Hiện đã có một số nhà đầu tư thứ cấp về tìm hiểu và mong muốn được đầu tư vào CCN này để phát triển sản xuất công nghiệp. Mặc dù trong thời gian qua, huyện Hoằng Hóa đã tích cực phối hợp với chủ đầu tư, tuy nhiên vẫn còn 2 ha chưa hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng, dẫn đến khó khăn trong việc triển khai các bước tiếp theo của dự án và làm mất đi những nhà đầu tư có tiềm năng vào địa phương. Được biết, nguyên nhân người dân chưa đồng thuận giao đất là do một số hộ vẫn còn nhu cầu sản xuất nông nghiệp, nên muốn được đổi đất ở một vị trí khác, tuy nhiên còn vướng các khâu thủ tục. Mặt khác, một số ít hộ chưa đồng thuận với mức giá bồi thường theo quy định.

Theo thông tin từ Sở Công Thương, ngoài nguyên nhân chậm trễ do nhà đầu tư yếu về năng lực tài chính và những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, thì việc quy hoạch một số CCN hiện đang bị chồng chéo với các quy hoạch khác hoặc được quy hoạch trên diện tích đất lúa nên vẫn đang trong quá trình chờ đợi, chưa đủ điều kiện để triển khai. Điển hình như CCN Cống Trúc (Quảng Xương) vướng quy hoạch phát triển đô thị; CCN Vạn Hà (Thiệu Hóa), CCN Vĩnh Minh (Vĩnh Lộc) chậm tiến độ do đang chờ xin ý kiến của Chính phủ về chuyển đổi đất lúa; CCN Phúc Thịnh (Ngọc Lặc) vướng mắc do phải xác định lại nguồn gốc đất thu hồi...

Để tháo gỡ khó khăn này, Sở Công Thương đang tích cực tuyên truyền, vận động, thu hút các doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư, xây dựng hạ tầng CCN. Được biết, một số dự án chậm tiến độ kéo dài, nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính đã được thực hiện liên doanh, liên kết hoặc chuyển đổi. Sở Công Thương cũng sẽ tổ chức công bố rộng rãi quy hoạch CCN, khẩn trương lập quy hoạch chi tiết CCN; cập nhật, bổ sung nhu cầu sử dụng đất vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, thuận lợi cho quá trình tìm hiểu của nhà đầu tư. Đồng thời, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, vốn ngân sách địa phương để làm động lực khuyến khích, đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật CCN. Tiếp tục cải cách hành chính, rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc để đề xuất, kiến nghị tỉnh và Trung ương hỗ trợ, giải quyết, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình đầu tư hạ tầng CCN.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]