(Baothanhhoa.vn) - Theo ghi nhận của phóng viên, hầu hết các doanh nghiệp (DN) sử dụng nhiều lao động như dệt may, giầy da trên địa bàn tỉnh đang đứng trước tình trạng thiếu hụt nguồn lao động, trong khi có thừa khả năng về tài chính.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều doanh nghiệp gặp khó về nguồn lao động dịp đầu năm

Theo ghi nhận của phóng viên, hầu hết các doanh nghiệp (DN) sử dụng nhiều lao động như dệt may, giầy da trên địa bàn tỉnh đang đứng trước tình trạng thiếu hụt nguồn lao động, trong khi có thừa khả năng về tài chính.

Nhiều doanh nghiệp gặp khó về nguồn lao động dịp đầu năm

Sau Tết Nguyên đán, gần 95% công nhân, lao động của Công ty TNHH Ivory Việt Nam đã trở lại làm việc.

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, các DN trên địa bàn tỉnh đã đi vào hoạt động sản xuất theo đúng kế hoạch, tỷ lệ công nhân, lao động quay trở lại làm việc tại các DN khá đầy đủ. Để đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất, nhiều DN trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng thêm công nhân, lao động, song hầu hết các DN đang gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động mới. Nắm bắt được tình hình thiếu hụt nguồn lao động, nhất là lao động có tay nghề, ngay từ trước tết, các DN đã triển khai hoạch định chính sách tuyển dụng nhằm ổn định sản xuất, kinh doanh sau tết. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, hầu hết các DN sử dụng nhiều lao động như dệt may, giầy da trên địa bàn tỉnh đang đứng trước tình trạng thiếu hụt nguồn lao động, trong khi có thừa khả năng về tài chính.

Để đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh, Công ty TNHH Ivory Việt Nam đóng trên địa bàn thị trấn Hậu Lộc có nhu cầu tuyển dụng thêm 200 lao động. Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung, đại diện công đoàn công ty, cho biết: Đối với những đơn vị sản xuất hàng may mặc xuất khẩu thì thời gian cao điểm “chạy” các đơn hàng từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm, thêm vào đó, lượng công nhân cũ nghỉ nhiều, do đó tình trạng thiếu hụt lao động đang là vấn đề đáng lưu tâm. Cùng với việc tuyên truyền, thông báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, phát tờ rơi, từ tháng 1-2019, công ty còn phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa... vận động, thu hút lao động làm việc tại đơn vị. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, lượng hồ sơ đăng ký ứng tuyển tại công ty rất hạn chế, chưa đạt 1/4 nhu cầu.

Cũng trong tình trạng lo lắng việc thiếu hụt nguồn lao động dịp đầu năm, anh Lê Văn Sỹ, Giám đốc Công ty TNHH may xuất khẩu Huy Linh, xã Hoằng Sơn (Hoằng Hóa), cho biết: Sau tết thường có biến động lao động do sự dịch chuyển nguồn nhân lực giữa các DN, nên để giữ chân người lao động DN phải chăm lo đời sống cho công nhân, chế độ đãi ngộ cũng như các chính sách tiền lương, tiền thưởng. Với nhu cầu tuyển dụng thêm 50 lao động trong quý 1-2019, ngoài việc phát tờ rơi, đăng thông báo tuyển dụng, công ty còn có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho công nhân 100 nghìn đồng/người tuyển dụng nếu mời gọi, giới thiệu được lao động cho công ty, nhưng tình hình cũng chưa khả quan.

Tình trạng thiếu hụt nguồn lao động sau tết đang trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều DN, nhất là DN trong các ngành dệt may, giầy da, các ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông như cơ khí, điện tử... Không phải người lao động không mặn mà với DN mà bởi các chính sách tiền lương, thưởng chưa thỏa đáng khiến người lao động không thực sự yên tâm làm việc. Chị Hoàng Thị Hải, công nhân may tại Công ty TNHH Ivory Việt Nam, cho biết: Nghề may hiện nay khá phát triển, do đó lao động sẽ tìm những đơn vị phù hợp về chế độ phúc lợi, đãi ngộ cũng như thuận tiện về sinh hoạt, đi lại để làm việc. Nhất là hiện nay, trên địa bàn huyện Hậu Lộc có 2 DN may mặc có nguồn vốn đầu tư nước ngoài và khoảng 5 DN quy mô vừa và nhỏ khác, nên người lao động có nhiều cơ hội tìm việc làm hơn.

Theo phân tích của Liên đoàn Lao động tỉnh, các DN có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn một số huyện như: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Hà Trung... khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, nhất là dịp đầu năm. Nguyên nhân được đưa ra là do một số DN thực hiện việc chi trả các chế độ phúc lợi cho người lao động thấp, chậm, ít quan tâm đến đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho công nhân dẫn đến tâm lý chán nản tìm công việc khác có chế độ đãi ngộ tốt hơn. Bên cạnh đó, số lượng công ty, DN trên địa bàn ngày càng nhiều chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn lao động và tâm lý không gắn bó với công việc của lao động địa phương.

Trước tình trạng các DN thiếu hụt và khó tuyển dụng lao động dịp đầu năm, ngày 5-3-2018, Liên đoàn Lao động tỉnh đã có Công văn số 46/CV-LĐLĐ về việc tuyên truyền tuyển dụng công nhân lao động trên địa bàn tỉnh. Theo đó, yêu cầu công đoàn cơ sở, nhất là công đoàn tại các DN làm tốt công tác tuyên truyền để người lao động thấy được thuận lợi khi làm việc tại các DN trên địa bàn tỉnh, như: Không phải sống xa gia đình, thuận lợi trong sinh hoạt và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Đồng thời, các DN cần công khai các chế độ tiền lương, thưởng, chế độ ăn ca, làm thêm giờ... để người lao động được biết, yên tâm ổn định tư tưởng gắn bó lâu dài với DN. Về phía các DN cũng phải coi đây là điều kiện để ổn định và mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

Có thể thấy rằng, việc thiếu hụt và khó tuyển dụng lao động là vấn đề xảy ra thường niên ở các DN. Thông thường, khi doanh nghiệp trả lương phù hợp và thực hiện đầy đủ các chế độ thì việc giữ chân người lao động không khó. Ngược lại, nếu doanh nghiệp trả lương quá thấp không đủ để trang trải cuộc sống thì người lao động buộc phải tìm việc khác. Bên cạnh đó, một số lao động sẵn sàng nghỉ việc tại các nhà máy, xí nghiệp để chọn công việc dịch vụ tự do được trả lương cao. Do đó, các DN nên đưa ra những chính sách đãi ngộ, phúc lợi phù hợp để bài toán thiếu lao động không còn là nỗi lo thường trực mỗi dịp trước và sau Tết Nguyên đán.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]