(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ (CN-TTCN, TMDV) huyện Thạch Thành đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều dự án được triển khai đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động ổn định, nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều chuyển biến tích cực trong lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ ở huyện Thạch Thành

Những năm gần đây, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ (CN-TTCN, TMDV) huyện Thạch Thành đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều dự án được triển khai đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động ổn định, nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Nhiều chuyển biến tích cực trong lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ ở huyện Thạch Thành

Công nhân Công ty TNHH S&H Vina (đóng trên địa bàn huyện Thạch Thành) trong ca sản xuất.

Huyện Thạch Thành tập trung chỉ đạo hoàn thiện quy hoạch các cụm CN để làm cơ sở thu hút đầu tư vào địa bàn và hiện đã thực hiện xong quy hoạch chi tiết 1/500 Cụm CN Vân Du, với diện tích 50 ha; nghiên cứu xây dựng quy hoạch chi tiết 1/500 Cụm CN Đồng Khanh, với diện tích 30 ha; hướng dẫn hoàn thiện 15 quy hoạch chi tiết 1/500 nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp triển khai thực hiện các dự án đầu tư sản xuất CN vào địa bàn. Đi đôi với đó, huyện tăng cường chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất CN trên địa bàn tháo gỡ khó khăn để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Trong đó, quan tâm chỉ đạo bảo đảm ổn định vùng nguyên liệu cho Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan, Công ty rượu dứa Hoàng Gia, Công ty rượu Tây Đô, Công ty rượu nghệ Thạch Quảng; hỗ trợ Công ty S&H Vina tuyển dụng lao động... Huyện tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất TTCN hoạt động ổn định và đạt hiệu quả kinh tế. Thực tế cho thấy, những năm gần đây, sản xuất TTCN trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng, số cơ sở sản xuất tăng nhanh, tập trung ở các ngành nghề, như: Đồ mộc dân dụng, cơ khí, gia công kim loại; sửa chữa ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, máy nổ, máy nông cụ; may mặc, đóng giày dép, điêu khắc, xay xát, mây tre đan, đan lát, gạch thủ công, rèn, gò hàn, nấu rượu, thêu ren, sản xuất mật mía, chế biến nông - lâm - thủy sản, khai thác vật liệu xây dựng... Huyện tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển TMDV, đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng của doanh nghiệp và nhân dân. Tăng cường kêu gọi thu hút đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh doanh TMDV, tập trung vận động đầu tư nâng cấp hệ thống cửa hàng kinh doanh thương mại, siêu thị, chợ, cây xăng, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí... Sản xuất CN – TTCN trên địa bàn huyện Thạch Thành quý I–2020 đạt hơn 1.131 tỷ đồng, tăng 23,2% so với cùng kỳ; trong đó, CN khai khoáng 2,698 tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ; CN chế biến hơn 1.128 tỷ đồng, tăng 23,2%... Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 21,97 triệu USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ vận tải đạt 52,365 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ.

Thời gian tới, huyện Thạch Thành tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào địa bàn để khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế nhằm nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của ngành CN - TTCN, TMDV. Quy hoạch chi tiết 1/500 khu sản xuất TTCN tập trung tại các xã Thành Hưng, Thành Kim, Thành Vinh và Thạch Cẩm... Tập trung đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống website của huyện để thực hiện tốt công tác cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, đối tác thương mại, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Tập trung cung cấp các thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tiềm năng, lợi thế, cơ chế, chính sách, sản phẩm, thị trường... để kêu gọi thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại. Chỉ đạo xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm của huyện, như: Đường mía, men vi sinh, cucumin, tinh bột nghệ, các loại rượu, hàng may mặc, đồ gỗ, sữa, giày da, hàng dệt kim, thuốc dược liệu, thực phẩm chế biến, mía tím Kim Tân, lúa nếp hạt cau Thạch Bình... Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức hội chợ, triển lãm trên địa bàn huyện mỗi năm 1 lần trở lên nhằm tăng cường giao lưu, trao đổi hàng hóa phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, hội nghị xúc tiến thương mại và đầu tư để quảng bá sản phẩm hàng hóa, tìm kiếm đối tác thương mại, đối tác đầu tư, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa. Tích cực chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp, tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tăng cường công tác thu hút đầu tư vào lĩnh vực CN - TTCN. Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ gắn với đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phấn đấu đầu tư thêm 15 chợ để bảo đảm trong năm 2020 có 100% (22/22 chợ) đạt tiêu chuẩn chợ hạng III trở lên; trong đó, tiếp tục chỉ đạo xây dựng hoàn thiện chợ thị trấn Kim Tân, chợ Phố Cát đạt tiêu chuẩn chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Mở rộng nâng cấp chợ Thạch Quảng, chợ Tiên Hương (Thành Tân), thu hút nhà đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác chợ Thành Kim, chợ Thành Mỹ và chợ Vân Du. Khuyến khích phát triển hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn tại các thị trấn, đô thị, trung tâm cụm xã và dọc các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, kêu gọi đầu tư các dự án phục vụ du lịch và tâm linh. Tiếp tục rà soát, định hướng phát triển các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ sản xuất CN - TTCN. Nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX dịch vụ kinh doanh nông nghiệp để tạo sự liên doanh, liên kết chặt chẽ giữa HTX với doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học, sử dụng công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất; xây dựng cơ chế nhằm hình thành, tạo lập thị trường khoa học - công nghệ, thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khoa học - công nghệ. Tăng cường cung cấp thông tin khoa học công nghệ phục vụ các doanh nghiệp nghiên cứu đổi mới công nghệ. Chú trọng công tác đầu tư nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo nghề trong nước để mở rộng quy mô đào tạo nghề, khuyến khích các doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo công nhân có tay nghề cao gắn với bố trí việc làm sau đào tạo, phấn đấu mỗi năm đào tạo được 1.500 đến 2.000 công nhân kỹ thuật phục vụ phát triển CN - TTCN trên địa bàn. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ các nghệ nhân để khôi phục các nghề truyền thống, nhân cấy nghề mới cho người lao động trên địa bàn. Khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng nhãn hiệu, quảng bá thương hiệu, hình ảnh và áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn để nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng thị trường. Rà soát, bổ sung, xây dựng quy hoạch phát triển CN -TTCN, TMDV cho phù hợp với từng thời điểm phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tập trung thực hiện các chương trình, dự án khuyến công hàng năm để hỗ trợ khuyến khích phát triển CN - TTCN, các dự án nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Ứng dụng, chuyển giao, triển khai nhân rộng các kết quả nghiên cứu đề tài, dự án khoa học công nghệ vào trong sản xuất tại địa phương. Chủ động nghiên cứu để có cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp về đất đai, mặt bằng sản xuất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, tuyển dụng lao động.

Bài và ảnh: Xuân Hùng


Bài Và Ảnh: Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]