(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc bạc màu, cằn cỗi, trồng cây kém hiệu quả cho năng suất thấp. Từ năm 2014, xã Thành Vinh (Thạch Thành) đã đưa cây sả chanh vào trồng thử nghiệm để lấy tinh dầu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhân rộng mô hình trồng cây sả chanh ở Thành Vinh

Nhân rộng mô hình trồng cây sả chanh ở Thành Vinh

Một công đoạn chiết xuất tinh dầu sả tại cơ sở Minh Hồng, xã Thành Vinh.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc bạc màu, cằn cỗi, trồng cây kém hiệu quả cho năng suất thấp. Từ năm 2014, xã Thành Vinh (Thạch Thành) đã đưa cây sả chanh vào trồng thử nghiệm để lấy tinh dầu.

Đến nay, cây sả chanh đã trở thành cây trồng chủ lực, mở ra nhiều triển vọng trong phát triển kinh tế, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân địa phương.

Đến thăm cơ sở chiết xuất tinh dầu sả Minh Hồng, thôn Lộc Phượng 1, là một trong những hộ gia đình tiên phong trong việc áp dụng mô hình trồng cây sả chanh cũng như mạnh dạn xây dựng nhà xưởng chưng cất tinh dầu, với vốn đầu tư ban đầu khoảng 200 triệu đồng. Theo đó, cơ sở đã lắp đặt 1 nồi chưng cất, dung tích 1,5 tấn lá/nồi, lò đốt, hệ thống làm mát... Ngoài nguyên liệu là cây sả chanh do gia đình tự trồng thì cơ sở cũng tiến hành ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm sả cho các hộ dân theo giá thị trường. Ước tính, mỗi năm thu mua khoảng 4.000 tấn lá sả, chiết xuất được 500 lít tinh dầu sả. Theo giá thị trường hiện nay, mỗi lít tinh dầu sả có giá dao động khoảng 500 ngàn đồng. Ngoài ra, cơ sở còn nghiên cứu và sản xuất nhiều sản phẩm mới từ tinh dầu sả như tinh dầu trị muỗi, côn trùng, nước lau sàn, xịt phòng... Ngoài ra, thị trường tiêu thụ dầu sả thô cũng rất lớn, nhiều công ty tại Hà Nội cũng tìm đến tận nơi để thu mua làm dược liệu và xuất khẩu.

Nhận thấy giá trị kinh tế mà cây sả chanh mang lại, cấp ủy, chính quyền xã Thành Vinh đã tích cực vận động nhân dân mở rộng diện tích trồng cây sả chanh và xác định đây là một trong những loại cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của địa phương. Đồng chí Nguyễn Xuân Huy, Chủ tịch UBND xã Thành Vinh, cho biết: Nhận thấy hiệu quả kinh tế thông qua một số cơ sở chiết xuất tinh dầu sả, bởi vậy thời gian qua chúng tôi đã cho nhân rộng mô hình, nhằm giúp bà con chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây sả chanh. Đến nay, xã Thành Vinh có 200 ha trồng sả. Địa phương cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất tinh dầu sả. Hiện nay, trên địa bàn xã có 2 cơ sở sản xuất, mỗi năm thu mua hàng nghìn tấn lá, bẹ sả; giúp các hộ trồng sả tăng thêm thu nhập bình quân khoảng 12 triệu/ha, đồng thời hạn chế được việc người dân đốt bỏ lá sả sau thu hoạch.

Cũng theo đồng chí Huy, ưu điểm của cây sả chanh là dễ trồng hơn cây sả java và các loại cây trồng khác, không kén đất, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, nhất là không tốn nhiều công chăm sóc. Từ khi trồng đến thu hoạch chỉ mất 3 tháng, mỗi lứa sả chanh cho thu hoạch cách nhau khoảng 40 - 50 ngày nên tinh dầu sả có thể xuất bán liên tục quanh năm. Từ hiệu quả vượt trội của cây sả chanh so với các loại cây trồng khác, trong thời gian tới, xã Thành Vinh đang xây dựng kế hoạch mở rộng diện tích trồng cây sả chanh, nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Gia Bảo


Gia Bảo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]