Mô hình nuôi giun quế được manh nha thực hiện trên địa bàn tỉnh ta từ nhiều năm, song mãi đến năm 2008, khi Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh được Chương trình mạng Cifpen tài trợ thực hiện một số mô hình chăn nuôi kết hợp với nuôi giun quế, thì mô hình này mới thực sự được nhiều hộ dân biết đến và bắt đầu được nhân rộng tại nhiều địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhân rộng mô hình nuôi giun quế

Mô hình nuôi giun quế được manh nha thực hiện trên địa bàn tỉnh ta từ nhiều năm, song mãi đến năm 2008, khi Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh được Chương trình mạng Cifpen tài trợ thực hiện một số mô hình chăn nuôi kết hợp với nuôi giun quế, thì mô hình này mới thực sự được nhiều hộ dân biết đến và bắt đầu được nhân rộng tại nhiều địa phương.

Nhân rộng mô hình nuôi giun quế

Mô hình nuôi giun quế tại xã Thọ Thanh (Thường Xuân).

Là hộ đầu tiên được Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh hỗ trợ thực hiện mô hình nuôi giun quế, ông Trịnh Đình Long, xã Định Liên (Yên Định), cho biết: Từ 5 kg giun giống được hỗ trợ ban đầu, ông đã tiến hành nuôi trên diện tích 4m2. Sau gần 12 năm, đến nay mô hình đã được ông phát triển lên tới gần 1.000m2. Đồng thời, thực hiện chuyển giao cho nhiều hộ dân tại các huyện: Thọ Xuân, Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Hà Trung, Yên Định, Quảng Xương và một số hội nông dân của các xã miền núi. Theo ông Long, sở dĩ mô hình nuôi giun quế tạo được sức lan tỏa lớn, nhanh chóng được nhân rộng trên địa bàn tỉnh là bởi: Chi phí đầu tư nuôi giun quế không nhiều, trong khi hiệu quả kinh tế lại đạt khá cao. Nếu hộ dân đầu tư nuôi khoảng 30-40m2 giun quế kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản thì có thể đạt lợi nhuận từ 30 đến 50 triệu đồng/năm.

Hiện nay, việc nuôi giun quế trên địa bàn tỉnh không chỉ tồn tại ở dạng nuôi thông thường mà còn được nhiều hộ chăn nuôi sáng tạo kết hợp phát triển dưới nhiều hình thức khác. Ví như mô hình nuôi thỏ kết hợp với nuôi giun quế của gia đình anh Lê Văn Bắc, xã Tuy Lộc (Hậu Lộc). Với quy mô nuôi 1.000 con thỏ mỗi lứa, lượng phân từ thỏ thải ra khá lớn. Để giảm thiểu chi phí nhân công dọn vệ sinh và xử lý môi trường, anh Bắc đã mạnh dạn đưa giun quế vào kết hợp với chăn nuôi thỏ.

Để thực hiện ý tưởng này, anh Bắc đã thiết kế chuồng nuôi thỏ cách mặt đất gần 1m, phía dưới là các bể nuôi giun rộng 1,2 - 1,5m chạy dài theo chuồng nuôi. Với cách làm này, chất thải từ thỏ sẽ được thải trực tiếp xuống nền chuồng, sau đó sẽ trở thành thức ăn và tạo thành môi trường lý tưởng cho giun quế phát triển. Nhờ đặc tính phân hủy chất thải tốt, giun quế đã nhanh chóng biến phân thỏ thành phân hữu cơ. Nhờ đó môi trường chăn nuôi được cải thiện đáng kể, giúp thỏ nhanh lớn và hạn chế được các bệnh nấm, ghẻ.

Việc chăn nuôi thỏ kết hợp với giun quế không những giúp gia đình anh Bắc giải quyết tốt vấn đề môi trường, mà còn có thêm thu nhập ổn định. Ngoài thu nhập từ thỏ, lượng giun quế kết hợp nuôi phía dưới được anh sử dụng một phần để làm thức ăn chăn nuôi gia cầm, giúp tiết kiệm 40% chi phí thức ăn. Lượng giun còn lại được anh bán cho các hộ chăn nuôi và các đại lý kinh doanh mồi câu cá trong tỉnh. Đối với lượng phân hữu cơ có được từ nuôi giun được anh bán cho các nhà vườn, với thu nhập bình quân từ bán giun và phân hữu cơ đạt từ 3 đến 5 triệu đồng/tháng.

Chia sẻ về hiệu quả của việc nuôi thỏ kết hợp với giun quế, anh Bắc cho biết: Trước đây, mỗi ngày anh phải vệ sinh chuồng 3 lần để lấy lượng phân thỏ ra, nhưng từ khi kết hợp với nuôi giun quế thì mỗi tuần anh chỉ thực hiện dọn vệ sinh 1 lần luân phiên các dãy chuồng nuôi để lấy phân và giun. Do đó, giúp anh tiết kiệm được chi phí thuê nhân công dọn vệ sinh.

Đánh giá về hiệu quả và sự nhân rộng của mô hình nuôi giun quế trên địa bàn tỉnh, ông Lôi Xuân Len, Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh, cho biết: Nuôi giun quế không những giúp người dân có được nguồn thức ăn dồi dào, giàu dinh dưỡng để nuôi cá, chăn nuôi gia cầm, mà còn tận dụng được chất thải từ chăn nuôi để tạo ra nguồn phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Điều này đang phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ như hiện nay. Sau gần 12 năm xây dựng và nhân rộng mô hình thông qua việc chuyển giao công nghệ cho các hộ dân là hội viên của các cấp hội, đến nay, mô hình nuôi giun quế đã được xây dựng và phát triển ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh. Bình quân mỗi huyện, thị xã, thành phố có từ 30 đến 50 mô hình nuôi giun quế, với lợi nhuận đạt khoảng 10 triệu đồng/10m2/năm.

Bài và ảnh: Tiến Xuân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]