(Baothanhhoa.vn) - Với địa hình đồi núi cao bị chia cắt bởi hệ thống sông suối dày đặc, hàng năm vào mùa mưa bão, nhiều hộ dân ở khu vực miền núi tỉnh ta lại canh cánh nỗi lo lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và giải pháp khắc phục

Với địa hình đồi núi cao bị chia cắt bởi hệ thống sông suối dày đặc, hàng năm vào mùa mưa bão, nhiều hộ dân ở khu vực miền núi tỉnh ta lại canh cánh nỗi lo lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.

Một điểm có nguy cơ sạt lở đất núi ở xã Lương Sơn (Thường Xuân).

Trên địa bàn huyện Thường Xuân có 16/17 xã, thị trấn với 1.452 hộ dân nằm trong các khu vực tiềm ẩn nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất núi. Trong đó, có 9 xã vùng cao, gồm: Bát Mọt, Yên Nhân, Xuân Cao, Xuân Lẹ, Xuân Chinh, Xuân Lộc, Xuân Thắng, Luận Khê, Lương Sơn thường xuất hiện lũ quét, sạt lở đất núi mỗi khi có mưa lũ, gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Tại xã vùng biên Bát Mọt – nơi được xem là vùng trọng điểm lũ quét, sạt lở đất núi của huyện, tại đây những dấu tích của trận lũ quét lịch sử hồi tháng 10-2017 vẫn còn hiện hữu. Toàn xã có 9 thôn, thì có tới 8 thôn với 35 hộ dân sinh sống ở những điểm tiềm ẩn nguy cơ phải hứng chịu lũ quét, sạt lở đất núi bất cứ lúc nào trong mùa mưa bão. Ông Lang Đức Thọ, chủ tịch UBND xã, cho biết: “Xã Bát Mọt có nhiều thôn ở vùng sâu, vùng xa bị cách lế bởi khe suối nên khi có mưa lớn kéo dài thường xuyên bị cô lập và dễ xảy ra sạt lở đất từ các ngọn núi cao. Lo ngại hơn, ở các thôn Ruộng, Phống, Đục, Vịn người dân ở ngay dưới chân núi, lại kề bên suối Chiềng, khi nguồn nước từ trên núi cao đổ xuống kèm theo đất đá sẽ xuất hiện lũ quét. Trong phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, xã đã bố trí 8 điểm an toàn, như: Hội trường UBND xã, trường mầm non, khu Pu Khăm Súng... để làm nơi tránh, trú cho các hộ dân khi có cảnh báo xuất hiện lũ quét, sạt lở đất”. Giải pháp hữu hiệu để tránh lũ quét, sạt lở đất ở xã Bát Mọt là sớm di dời bố trí tái định cư cho các hộ dân đến khu vực an toàn đã được quy hoạch tại thôn Chiềng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nguồn vốn để san ủi mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng ở vị trí đã được quy hoạch. Giải quyết được những vấn đề trên, chắc chắn người dân sống trong vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất núi ở xã vùng biên này sẽ an toàn hơn.

Tương tự, huyện Cẩm Thủy có 4 điểm với 141 hộ dân nằm trong vùng bị ảnh hưởng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Trong đó, thôn Thành Long 1, xã Cẩm Thành có 16 hộ dân nằm trong khu vực sạt lở đất đồi Mùn; thôn Quan Bằng, xã Cẩm Vân có 48 hộ dân nằm trong khu vực sạt lở bờ sông Mã; các thôn Thung, xã Cẩm Thạch và 2 thôn Mùn, Lụa, xã Cẩm Sơn có 83 hộ dân nằm trong khu vực ảnh hưởng do lũ ống, lũ quét. Vào tháng 11-2017, đồi Mùn, thôn Thành Long 1, xã Cẩm Thành xuất hiện vết nứt dài khoảng 200m. Sự cố sạt lở ở đồi Mùn được xác định là rất nguy hiểm, có khả năng đe dọa đến tính mạng của 16 hộ dân sống ngay dưới chân đồi và khu vực liền kề. Được biết, huyện Cẩm Thủy đang xin ý kiến của UBND tỉnh để được san ủi, múc toàn bộ khối lượng đất trong phạm vi cung sạt lở, nhằm giảm nguy cơ mất an toàn cho các hộ dân. Hiện nay, khi có mưa bão, chính quyền địa phương lại tổ chức lực lượng túc trực, sẵn sàng phương án di dời các hộ dân đến vị trí an toàn để tránh những thiệt hại đáng tiếc. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền đến các hộ dân nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng tránh trước nguy cơ sạt lở đất ở đồi Mùn.

Ở 11 huyện miền núi có 7.759 hộ dân sống ở những khu vực có nguy cơ lũ quét, ngập úng, sạt lở đất núi và bờ sông suối. Thực hiện Quyết định số 1776/2012/QĐ-TTg, ngày 21-11-2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng”, trong những năm qua, tỉnh đã triển khai thực hiện 8 dự án bố trí, sắp xếp ổn định cho 2.234 hộ dân vùng ảnh hưởng thiên tai. Trong đó, trên địa bàn các huyện miền núi có 1.606 hộ dân được di dời đến nơi ở mới an toàn hơn.

Để giảm thiểu hiểm họa từ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, chính quyền các huyện miền núi cần tăng cường công tác dự báo, cảnh báo về những hiện tượng thời tiết sẽ xảy tại địa phương; tuyên truyền nâng cao nhận thức và trang bị những kiến thức tự phòng tránh thiên tai cho người dân ở các thôn, bản có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Về lâu dài, các địa phương cần triển khai thực hiện đồng bộ việc bố trí, sắp xếp dân cư ra khỏi vùng ảnh hưởng thiên tai nhằm tránh những mất mát đáng tiếc như ở xã Trí Nang (Lang Chánh) mới đây.


Bài và ảnh: Trần Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]