(Baothanhhoa.vn) - Tại vùng ven biển xứ Thanh nói chung, thị xã Nghi Sơn nói riêng, đời sống của bà con ngư dân còn gặp nhiều khó khăn, vất vả. Thấu hiểu được điều đó, trong những năm qua, các phòng giao dịch (GD) của Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa hoạt động trên địa bàn thị xã Nghi Sơn (Phòng GD Nghi Sơn 1, Phòng GD Nghi Sơn 2) đã không ngừng nỗ lực, cố gắng cung cấp dịch vụ tài chính gần gũi, thân thiện nhằm tạo động lực, niềm tin và nhất là tiếp thêm nguồn lực để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Nguồn vốn vay TCVM Thanh Hóa đồng hành cùng ngư dân thị xã Nghi Sơn vươn khơi bám biển

Tại vùng ven biển xứ Thanh nói chung, thị xã Nghi Sơn nói riêng, đời sống của bà con ngư dân còn gặp nhiều khó khăn, vất vả. Thấu hiểu được điều đó, trong những năm qua, các phòng giao dịch (GD) của Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa hoạt động trên địa bàn thị xã Nghi Sơn (Phòng GD Nghi Sơn 1, Phòng GD Nghi Sơn 2) đã không ngừng nỗ lực, cố gắng cung cấp dịch vụ tài chính gần gũi, thân thiện nhằm tạo động lực, niềm tin và nhất là tiếp thêm nguồn lực để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Nguồn vốn vay TCVM Thanh Hóa đồng hành cùng ngư dân thị xã Nghi Sơn vươn khơi bám biểnCán bộ Phòng GD Nghi Sơn 2 (Chi nhánh TP Thanh Hóa, Tổ chức TCVM Thanh Hóa) tư vấn, hỗ trợ hộ gia đình làm nghề đi biển vay vốn.

TCVM Thanh Hóa hoạt động trên địa bàn huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn) từ những năm 2015, sau đó mở rộng quy mô, thành lập các phòng GD Nghi Sơn 1, Nghi Sơn 2 (Chi nhánh TP Thanh Hóa). Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển, bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo của ban lãnh đạo, bám sát mục tiêu, sứ mệnh chung của tổ chức, cán bộ, nhân viên Phòng GD Nghi Sơn 1, Nghi Sơn 2 phát huy tinh thần nỗ lực, quyết tâm, không ngại khó, ngại khổ giúp cho hàng nghìn khách hàng là phụ nữ nghèo, hộ thu nhập thấp, yếu thế,... được tiếp cận nguồn vốn vay TCVM. Trong đó, có khoảng 70 - 80% số khách hàng vay vốn TCVM trên địa bàn thị xã Nghi Sơn làm nghề đi biển.

Phòng GD Nghi Sơn 1 hiện đang cung cấp vốn vay cho 1.727 khách hàng trên địa bàn 15 xã, trong đó có 6 xã hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân là nghề đi biển. Tính đến quý I-2023, tổng dư nợ đạt 42,6 tỷ đồng với khoảng 80% khách hàng làm nghề khai thác, đánh bắt và chế biến thủy, hải sản. Để có được kết quả ấy, đội ngũ cán bộ, nhân viên của phòng GD đã chủ động tiếp cận địa bàn, gần gũi cơ sở để nắm bắt hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của ngư dân, từ đó cung cấp cho khách hàng những sản phẩm vốn vay phù hợp, thuận tiện, thân thiện.

Phòng GD Nghi Sơn 2 hoạt động chủ yếu trên địa bàn các phường, xã: Hải Thanh, Hải Hòa, Ninh Hải, Tân Dân, Hải Ninh, Hải Châu, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Các Sơn, Anh Sơn... Trong đó, khách hàng làm nghề ngư tập trung ở các phường: Hải Châu, Hải Ninh, Hải Thanh, Ninh Hải, Hải Hòa..., chiếm khoảng 70% tổng số thành viên vay vốn. Ông Lê Hữu Quang - Trưởng Phòng GD Nghi Sơn 2 chia sẻ: “Đối tượng khách hàng của Tổ chức TCVM Thanh Hóa nói chung chủ yếu là hộ nghèo, thu nhập thấp, yếu thế trong xã hội. Đối với nghề ngư còn có nhiều nét đặc thù bởi công việc đánh bắt hải sản luôn lênh đênh sóng gió, luôn phải đối mặt với nguy hiểm đến tính mạng. Trong khi đó, tài nguyên ngày càng khan hiếm, chi phí đầu tư ngày càng cao,... khiến thu nhập giảm sút, bấp bênh. Nhiều chủ tàu, chủ nghề đã phải bán nghề, bỏ nghề do bị thua lỗ, gồng gánh vay nợ để duy trì công việc nhưng không hiệu quả, nợ càng thêm nợ, cuộc sống vốn đã khó khăn lại càng thêm chồng chất nỗi lo. Họ không có đủ điều kiện, cơ hội để tiếp cận với các nguồn vốn vay thương mại”.

Được biết, khách hàng làm nghề đi biển có nhiều đặc thù nên việc cung cấp nguồn vốn vay cũng có những khó khăn riêng. Với những khách hàng làm nghề đi biển thì đa số người đứng tên vay vốn là người vợ, người chồng là người đồng trách nhiệm trả nợ. Tuy nhiên, đàn ông đi biển phần lớn dành thời gian lênh đênh sóng gió, mỗi chuyến đi kéo dài vày ngày đến vài tuần mới trở về nhà. Mặt khác, do cuộc sống khó khăn, theo nghề biển từ sớm nên nhiều ngư dân không biết chữ, chậm cập nhật các thông tin, kiến thức căn bản, phổ thông...

Trước những khó khăn, thử thách ấy, với phương châm vì cộng đồng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, thông qua hình thức vay thân thiện, gần gũi, Phòng GD Nghi Sơn 2 không ngừng nỗ lực cố gắng để cung cấp nguồn vốn vay cho bà con ngư dân trên địa bàn hoạt động có thêm động lực, quyết tâm vươn khơi bám biển, giữ lấy nghề truyền thống. Cán bộ TCVM luôn phải tận dụng, sát sao nắm bắt thời gian, hoàn cảnh thích hợp để đến tư vấn, hỗ trợ ngư dân làm hồ sơ vay vốn, kể cả vào các ngày nghỉ hay ngoài giờ hành chính. Đối với những khách hàng không biết chữ, cán bộ TCVM tận tình hướng dẫn kê khai, điểm chỉ, kiên nhẫn chờ đợi khách hàng hoàn thiện hồ sơ.

Tính đến hết tháng 3-2023, Phòng GD Nghi Sơn 2 đang có 3.572 khách hàng tham gia vay vốn và gửi tiết kiệm; dư nợ vốn vay đạt gần 31 tỷ đồng, huy động gửi tiết kiệm gần 8 tỷ đồng. Từ nguồn vốn vay ấy, ngư dân có điều kiện tu sửa tàu, thuyền, sửa hoặc mua mới ngư cụ, nhiên liệu..., góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, giữ vững và mở rộng nghề. “Trong thời gian tới, Phòng GD Nghi Sơn 2 vẫn tiếp tục cung cấp nhiều loại vốn vay phù hợp với nhu cầu của khách hàng, nỗ lực đồng hành cùng ngư dân vươn khơi, bám biển. Bên cạnh đó, bám sát nhu cầu thực tế của khách hàng và tuân thủ theo quy định của tổ chức, phòng GD cũng có định hướng xây dựng các sản phẩm tín dụng phù hợp hơn với đối tượng khách hàng đang hoạt động trong các ngành nghề truyền thống” – ông Lê Hữu Quang - Trưởng Phòng GD Nghi Sơn 2 cho biết.

Chị Lê Thị Nga (50 tuổi, tổ dân phố Nam Thành, thị xã Nghi Sơn) đã có “thâm niên” gần 10 năm vay vốn TCVM. Nhớ lại quãng thời gian khó nhọc đã qua, chị Nga tâm sự: “Lúc mới bắt đầu vay vốn TCVM, hoàn cảnh gia đình tôi thực sự rất khó khăn. Lúc bấy giờ, tôi không có việc làm ổn định, chủ yếu quanh quẩn ở nhà nội trợ, chăm con nhỏ, đan vá lưới chờ chồng đi biển về. Mọi áp lực kinh tế dồn cả vào những chuyến đi biển lắm khó nhọc, đầy rủi ro, thu nhập cũng bấp bênh của chồng. Có thời điểm bế tắc quá, tôi không còn cách nào khác phải “bấm bụng” đi vay lãi cao”. Khi cuộc sống đang rất khó khăn thì chị Nga được biết về nguồn vốn vay TCVM. Sau khi xem xét, chị Nga nhận thấy cách tiếp cận, phương thức cho vay của TCVM Thanh Hóa đơn giản, thuận tiện, phù hợp với hoàn cảnh bản thân nên quyết định tham gia vay vốn. Từ khoản vay 7 triệu đồng, chị Nga đầu tư mua sắm ngư cụ, từng bước ổn định, mở rộng nghề. Đến thời điểm hiện tại, cả chồng và con của chị Nga đều đã có riêng phương tiện đánh bắt thủy, hải sản. Thu nhập sau mỗi chuyến biển đi về trong ngày hoặc kéo dài vài ngày giúp gia đình chị Nga ổn định cuộc sống, xây dựng tương lai. Điều quan trọng nhất, nguồn vốn vay của TCVM Thanh Hóa đến rất đúng lúc, kịp thời giúp chị tháo gỡ khó khăn trong cuộc sống, mở ra cơ hội để gia đình chị giữ vững và tiếp tục gắn bó với nghề đi biển.

Nguồn vốn vay TCVM Thanh Hóa không chỉ giúp ngư dân giải quyết khó khăn tài chính trước mắt. Hơn hết, nguồn vốn vay ấy tạo động lực, niềm tin để ngư dân quyết tâm giữ vững và phát triển nghề truyền thống, nỗ lực vươn khơi bám biển, góp phần tạo nên “hành lang sống”, “cột mốc sống” bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương, đất nước.

Bài và ảnh: Hoàng Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]