(Baothanhhoa.vn) - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Khương, huyện miền núi Lang Chánh Vi Văn Thu (SN 1983) đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng, không chỉ ở sức trẻ mà còn là tinh thần nhiệt huyết, cống hiến góp phần làm đổi thay mảnh đất vùng biên một thời nghèo khó.

Người đưa cây vầu đắng về vùng biên Yên Khương

Phó Chủ tịch UBND xã Yên Khương, huyện miền núi Lang Chánh Vi Văn Thu (SN 1983) đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng, không chỉ ở sức trẻ mà còn là tinh thần nhiệt huyết, cống hiến góp phần làm đổi thay mảnh đất vùng biên một thời nghèo khó.

Người đưa cây vầu đắng về vùng biên Yên Khương

Không chỉ là hộ sở hữu hơn 10 ha vầu đắng, anh Vi Văn Thu còn là người trực tiếp cung ứng giống cho bà con dân bản

Mờ sáng vùng biên, khi những ngọn núi, bản làng còn ngủ vùi trong lớp sương ken đặc, Vi Văn Thu đã có mặt ở vùng đồi hơn 10 ha vầu đắng của mình. Điều đó đã thành nếp, khi cuối tuần nào anh cũng lên thăm đồi phát quang thực bì, kiểm tra tình hình sinh trưởng cũng như “bắt bệnh” cho cây vầu.

Anh Thu bảo: “Mình là người đưa cây vầu về xã nên phải là người thành công, bà con mới làm theo”.

Nhớ lại cơ duyên anh đến với cây vầu đắng, đó là chuyến đi tham quan các mô hình kinh tế cùng lãnh đạo huyện tại xã Tam Lư (huyện Quan Sơn). Tận mắt chứng kiến người dân nơi đây giàu lên từ loại cây bản địa, những xưởng sản xuất, những công nhân tất bật ngày đêm không hết việc khiến anh không khỏi trăn trở: “Họ làm giàu từ cây vầu được, sao mình lại không”.

Anh nhớ lần ấy đồng chí Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện còn vỗ vai hỏi: “Đồng chí Thu nói thử xem, xã vùng biên mình phải làm gì để bà con thoát nghèo?”

Theo anh Thu, đó là câu hỏi lớn, đầy ý tứ sau chuyến tham quan. Lâu nay không nói nhiều người cũng rõ, mảnh đất vùng biên Yên Khương gặp nhiều khó khăn. Là xã đông dân trong khi quỹ đất sản xuất cho nông nghiệp hạn chế, đất đồi rừng kém hiệu quả... Nhận thấy cây vầu đắng có nhiều điểm nổi bật, lợi ích kinh tế cao, là người xuất thân từ ngành nông lâm Vi Văn Thu đã mạnh dạn đề xuất phổ cập loại cây trồng này.

Người đưa cây vầu đắng về vùng biên Yên Khương

Vầu đắng là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh và sinh trưởng nhanh, sau 2 đến 3 năm trồng bắt đầu cho thu nhập và kéo dài thời gian thu hoạch lên tới 60 năm. Không những vậy, loại cây này còn thân thiện với môi trường, có khả năng giữ ẩm, giữ mạch nước ngầm tốt.

Sau cái gật đầu của đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện, Vi Văn Thu trở thành một trong những người khởi xướng, lấy giống về ươm. Hơn 10 ha đất đồi của gia đình lâu nay hoang hóa, thu nhập kém hiệu quả, anh đã mạnh dạn phủ kín bằng cây vầu đắng.

Nói về cây vầu đắng, anh Thu cho biết: Đây là loại cây phù hợp với đặc điểm khí hậu cũng như thổ nhưỡng nơi đây. Vòng đời dài, sau 2 đến 3 năm trồng là bắt đầu cho thu nhập và kéo dài thời gian thu hoạch lên tới 60 năm. Không những vậy, loại cây này còn thân thiện với môi trường, có khả năng giữ ẩm, giữ mạch nước ngầm tốt.

Ban đầu nhiều hộ dân chưa tin, chưa dám mạnh dạn vay vốn đầu tư. Để bà con thay đổi nhận thức, anh xác định phải xuất phát từ chính mình. Anh đã làm và thành công với cây vầu đắng, từ đó dân bản tin theo.

Người đưa cây vầu đắng về vùng biên Yên Khương

Vầu đắng với giá trị kinh tế cao đang dần phủ kín mảnh đất vùng biên góp phần nâng cao đời sống cho người dân

Cây vầu có thể sử dụng trong đan lát thủ công, làm tăm, và vật liệu xây dựng nhà… nên được thị trường ưa chuộng. Có thu nhập, dễ trồng, nên nhiều hộ dân mạnh dạn chuyển đổi sang trồng vầu.

Chia tay chúng tôi, anh Vi Văn Thu tự hào cho biết: “Cây vầu đắng hiện đã phủ kín gần 500 ha đồi, rừng ở Yên Khương với hơn 200 hộ dân tham gia trồng, đời sống người dân ngày được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua các năm".

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]