(Baothanhhoa.vn) - Sản xuất cót ép là nghề truyền thống của người dân xã Thọ Nguyên, huyện Thọ Xuân từ nhiều đời nay. Gần đây, do nhu cầu sử dụng sản phẩm này có sự thay đổi nên thị trường của sản phẩn cót ép ngày càng bị thu hẹp, nhiều người phải bỏ nghề, tìm hướng mưu sinh khác, nghề truyền thống này đang đứng trước nguy cơ mai một.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nghề cót ép xã Thọ Nguyên ngày càng mai một

Sản xuất cót ép là nghề truyền thống của người dân xã Thọ Nguyên, huyện Thọ Xuân từ nhiều đời nay. Gần đây, do nhu cầu sử dụng sản phẩm này có sự thay đổi nên thị trường của sản phẩn cót ép ngày càng bị thu hẹp, nhiều người phải bỏ nghề, tìm hướng mưu sinh khác, nghề truyền thống này đang đứng trước nguy cơ mai một.

Nghề cót ép xã Thọ Nguyên ngày càng mai một

Nghề sản xuất cót ép của xã Thọ Nguyên (Thọ Xuân) có nguy cơ mai một.

Cót ép là nghề truyền thống của người dân trong xã, đây cũng là một nguồn thu nhập tương đối khá của bà con trước kia. Tuy nhiên, để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh và được người tiêu dùng lựa chọn không hề đơn giản. Khoảng hơn chục năm trở về trước, gần như gia đình nào trong xã cũng phát triển nghề cót ép với hàng nghìn lao động tham gia. Thời kỳ “hoàng kim” của nghề tiểu thủ công nghiệp này, mỗi ngày đều có gần chục xe ô tô tải chở vầu, nứa từ các huyện miền núi về xã cho các hộ làm nguyên liệu sản xuất cót ép. Bà Vũ Thị Thoan, thôn Vân Lộ, xã Thọ Nguyên, cho biết: Để làm ra những sản phẩm cót ép chất lượng tốt, mẫu mã đẹp thì cũng phải trải qua nhiều năm theo nghề. Muốn có những tấm cót ép đẹp đòi hỏi người thợ phải kiên trì, tỉ mỉ từ khâu chẻ nan đến việc đan cót. Cũng bởi lẽ đó mà giới trẻ ngày nay ngại học nghề này. Trước đây, nhờ nghề mà người dân xã Thọ Nguyên có thể kiếm thêm thu nhập để trang trải cho những sinh hoạt trong gia đình. Với một người thợ lành nghề, trung bình cũng làm được 3-4 sản phẩm/ngày, thu nhập khoảng 70-80 nghìn đồng. Người dân xã Thọ Nguyên ngày trước không lo đói ăn, thiếu mặc. Bởi quanh năm hầu như lúc nào cũng có việc, sản phẩm làm ra bao nhiêu tiêu thụ hết đến đó.

Trước đây trong xã có khoảng 70% lao động làm nghề sản xuất cót ép, hiện những hộ còn duy trì nghề rất ít và thường là người lớn tuổi. Gia đình ông Lê Văn Nụ, thôn Vân Lộ - là một trong số ít hộ hiện nay đang theo làm nghề sản xuất cót ép của xã, cho biết: Nguyên nhân dẫn đến làng nghề có nguy cơ mai một là do các sản phẩm từ nhựa ngày càng phổ biến, mẫu mã đa dạng, gọn nhẹ, tiện lợi hơn, khiến cho nhu cầu về sản phẩm cót ép giảm xuống. Từ một làng nghề sôi động, nghề cót ép ở xã Thiệu Nguyên đang ngày càng mai một. “Thời vàng son” của làng nghề giờ chỉ còn trong quá khứ, trong sự nuối tiếc của những người vẫn mặn mà với nghề ông cha để lại.

Với việc loay hoay tìm giải pháp khắc phục khó khăn trong thế “tiến thoái lưỡng nan”, nguy cơ mai một nghề đan cót ép ở xã Thọ Nguyên đang hiện hữu. Điều mà người dân địa phương đang rất cần là sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước để có được một định hướng đúng đắn cho sự phát triển của ngành nghề, giúp bà con có thể thoát khỏi cuộc sống bấp bênh bằng chính nghề truyền thống đã gắn với làng từ nhiều năm qua.

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]