Sáu tháng đầu năm 2018, năng lực sản xuất của toàn ngành nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh; tốc độ tăng trưởng vượt mục tiêu đề ra và đạt mức cao. Dự kiến, GDP nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm tăng từ 3,95 - 4,05%, đạt mức tăng cao nhất trong 10 năm gần đây.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngành nông nghiệp: Những tín hiệu tích cực

Sáu tháng đầu năm 2018, năng lực sản xuất của toàn ngành nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh; tốc độ tăng trưởng vượt mục tiêu đề ra và đạt mức cao. Dự kiến, GDP nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm tăng từ 3,95 - 4,05%, đạt mức tăng cao nhất trong 10 năm gần đây.

XK gạo - điểm sáng của ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2018

Giá lúa gạo Việt Nam vượt Thái Lan, Ấn Độ

Theo ông Nguyễn Văn Việt - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT), 6 tháng đầu năm 2018, sản xuất toàn ngành nông nghiệp tăng trưởng mạnh; tốc độ tăng trưởng vượt mục tiêu đã đề ra và đạt mức cao. Dự kiến GDP nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm tăng từ 3,95% - 4,05%, đạt mức tăng cao nhất trong 10 năm gần đây; giá trị sản xuất nông lâm thủy sản tăng trưởng 4,2%.

Bên cạnh đó, thị trường trong nước ổn định, thị trường xuất khẩu được mở rộng, tiêu thụ hàng hóa được đẩy mạnh. Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 6 tháng ước đạt 19,4 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 10,3 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2017; giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 3,94 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 4,33 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Đáng chú ý, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 6/2018 ước đạt 604.000 tấn, đạt giá trị 317 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3,56 triệu tấn, giá trị đạt 1,81 tỷ USD, tăng 25% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Trong tháng 6/2018, giá gạo xuất khẩu của các nước lớn đều giảm nhưng giá gạo trắng 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt 450 USD/tấn, cao hơn so với sản phẩm cùng loại của Ấn Độ và Thái Lan. Giá gạo xuất khẩu cùng loại của Ấn Độ đạt 410 USD/tấn và của Thái Lan đạt 435 USD/tấn.

Cùng với gạo, thủy sản cũng có những bước tăng trưởng nổi bật. Ông Nguyễn Ngọc Oai - quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản chia sẻ: Do giá cá tra, tôm sú duy trì ở mức cao, thị trường tiêu thụ ổn định nên hoạt động nuôi trồng tiếp tục duy trì được nhịp độ phát triển. Sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 1,79 triệu tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ.

Đánh giá về thị trường nông sản 6 tháng đầu năm, của ông Nguyễn Quốc Toản - quyền Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản - cho hay, tăng trưởng của các mặt hàng nông sản chủ lực khá tốt. Một số mặt hàng có những dấu hiệu phát triển khởi sắc như gỗ, chè hướng đến chất lượng cao và nâng cao vị thế trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, giá trị đồng USD đang có xu hướng tăng lên, tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu. “Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm cho thấy bức tranh hết sức khả quan. Kết quả này sẽ là tiền đề, tạo đà cho sự phát triển những tháng cuối năm, khả năng toàn ngành sẽ đạt và vượt các mục tiêu đề ra”, ông Nguyễn Quốc Toản nêu ý kiến.

Chú trọng công tác thị trường

Nhận định về thị trường những tháng cuối năm, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT - Nguyễn Xuân Cường - cho hay, ngành sẽ vẫn phải đối mặt với nhiều nguy cơ về thiên tai và lớn nhất là nguy cơ thị trường xuất khẩu trong bối cảnh các thị trường lớn cạnh tranh cao, xu hướng các nước dựng lên các hàng rào bảo hộ... Bên cạnh đó, nguy cơ rủi ro về dịch bệnh khi sức sản xuất lên cao.

Để triển khai hiệu quả nhiệm vụ ngành nông nghiệp những tháng cuối năm, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu, các đơn vị cần vừa tập trung tháo gỡ thị trường vừa mở thị trường mới. Mặt khác, khâu sản xuất làm sao phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật về an toàn thực phẩm, kiểm dịch. Cùng với đó, tiếp tục cải cách hành chính, các quy trình thủ tục, thanh tra chuyên ngành cần phải giảm đầu mỗi, giảm bớt thủ tục. Một lô hàng chỉ làm ở một đầu mối để giảm bớt khó khăn, chi phí cho doanh nghiệp.

“Cần đặc biệt quan tâm đến công tác thị trường. Từ nay đến cuối năm cần tập trung hơn, không chỉ quan tâm đến các thị trường truyền thống mà còn phát triển các thị trường mới, còn nhiều dư địa. Đồng thời, cần tổ chức thật tốt thị trường trong nước thích ứng với sự phát triển của xã hội”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.


Theo Công Thương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]