(Baothanhhoa.vn) - Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã kéo theo sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ chuyển phát hàng hóa, nhất là qua dịch vụ bưu điện và dịch vụ vận tải đường bộ. Tuy nhiên, phương thức này đang bị không ít người kinh doanh “chộp giật” lợi dụng để tiêu thụ hàng trôi nổi, hàng nhập lậu không rõ nguồn gốc, xuất xứ khiến công tác chống gian lận thương mại ngày càng trở nên phức tạp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngăn chặn gian lận thương mại qua dịch vụ chuyển phát hàng hóa

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã kéo theo sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ chuyển phát hàng hóa, nhất là qua dịch vụ bưu điện và dịch vụ vận tải đường bộ. Tuy nhiên, phương thức này đang bị không ít người kinh doanh “chộp giật” lợi dụng để tiêu thụ hàng trôi nổi, hàng nhập lậu không rõ nguồn gốc, xuất xứ khiến công tác chống gian lận thương mại ngày càng trở nên phức tạp.

Lực lượng chức năng kiểm tra và niêm phong hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ chuyên chở qua dịch vụ chuyển phát hàng hóa.

Đáp ứng nhu cầu “ngồi một chỗ nhấp chuột, hàng trao tận tay” của khách hàng trong thương mại điện tử nên bất cứ ai muốn kiếm thêm thu nhập đều có thể tham gia dịch vụ vận chuyển hàng hóa, trở thành “shiper” do người bán thuê. Trên thực tế, dịch vụ chuyển phát hàng hóa nở rộ đã tạo nguồn thu nhập và công việc ổn định cho nhiều người, nhưng để tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng, một bộ phận lớn gian thương đã lợi dụng người “ship” hàng để thuê vận chuyển và tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng kém chất lượng không có hóa đơn, chứng từ. Thông tư liên tịch số 94/2003/TTLT/BTC-BTM-BCA ngày 8-10-2003 của liên Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và Bộ Công an hướng dẫn về chế độ sử dụng hóa đơn, chứng từ, quy định: Hàng hóa đang trên đường vận chuyển, đang bày bán, đã bày bán hay đang trong kho (gọi chung là lưu thông trên thị trường) đều phải có hóa đơn, chứng từ kèm theo chứng minh hàng hóa là hợp pháp ngay tại thời điểm kiểm tra. Nhưng nhiều “shiper” do không hiểu rõ hoặc cố tình “phớt lờ” quy định nên đã trở thành người vi phạm các quy định của pháp luật trong giao dịch thương mại và lưu thông hàng hóa.

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã tổ chức triển khai nhiều biện pháp quyết liệt, có hiệu quả để hạn chế tình trạng buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Do vậy, nhiều vụ vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện vận tải ô tô, dưới danh nghĩa là hàng gửi chuyển phát đã bị lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ. Trong quá trình vận chuyển, mọi việc quản lý hàng hóa, giao hàng cho khách rồi nhận tiền đều do lái xe đảm nhận, chủ hàng thường không đi theo xe. Khi lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa, phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật và yêu cầu làm việc với chủ hàng thì lái xe, phụ xe thường cung cấp tên, địa chỉ người gửi hàng, người nhận hàng không rõ ràng. Chủ hàng hầu như không trình diện, cơ quan chức năng buộc phải lập biên bản và xử lý theo diện hàng vắng chủ. Điều này hạn chế việc mở rộng điều tra của lực lượng chức năng để xử lý triệt để, bóc dỡ các đường dây gian lận thương mại. Ví dụ, trong chương trình phối hợp kiểm soát thị trường trong tháng 10-2018, lực lượng quản lý thị trường và lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt (Công an tỉnh) đã liên tiếp phát hiện 2 vụ việc chở hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ với số lượng lớn hàng hóa, trị giá hàng trăm triệu đồng lưu thông trên thị trường dưới danh nghĩa là hàng gửi chuyển phát tới địa chỉ người nhận. Trong đó, ngày 2-10-2018, tại km 335, trên tuyến Quốc lộ 1A thuộc xã Quảng Phong (Quảng Xương), lực lượng chức năng đã bắt giữ xe ô tô mang biển kiểm soát 60S-8890 vận chuyển 24 chiếc điều hòa, 9 chiếc máy giặt và 34 chiếc máy rửa bát mang nhãn hiệu nước ngoài đã qua sử dụng. Cũng trong ngày 2-10-2018, tại km 310, trên tuyến Quốc lộ 1A thuộc địa bàn xã Triệu Lộc (Hậu Lộc), lực lượng chức năng đã phát hiện xe ô tô mang biển kiểm soát 60C-235.83 chở 58 bộ quạt điện, 22 bộ điều hòa và 106 nồi cơm điện. Tại thời điểm kiểm tra, toàn bộ số hàng hóa chuyên chở trên xe đều mang nhãn hiệu do nước ngoài sản xuất nhưng không có bất kỳ hóa đơn chứng từ hợp pháp nào. Theo lời khai của lái xe, tất cả số hàng trên đều được nhiều chủ hàng thuê vận chuyển từ Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế ra Hà Nội. Lực lượng chức năng đã thu giữ toàn bộ hàng hóa và tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo nhận định của lực lượng chức năng, thị trường hàng hóa những tháng cuối năm sẽ sôi động hơn, đây cũng là thời điểm nổi lên hiện tượng lợi dụng dịch vụ vận chuyển, mua bán hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, nhiều nhất là hàng có xuất xứ từ Trung Quốc và Thái Lan nhập lậu vào địa bàn tỉnh, sau đó tiếp tục chuyển đi các tỉnh khác để tiêu thụ và tập trung nhiều ở các nhóm hàng, như: Quần áo, mỹ phẩm, rượu, bánh kẹo, thực phẩm đông lạnh, hàng điện tử, pháo, vật liệu nổ... Đối với những đơn vị tham gia dịch vụ chuyển phát hàng hóa, như: Hệ thống Bưu điện, các tập đoàn, doanh nghiệp chuyển phát (Viettel, Giao hàng nhanh...) thì việc tiếp nhận hàng hóa chuyển phát và nhân viên được tập huấn nghiệp vụ giao dịch nên hạn chế việc gian thương lợi dụng để gian lận thương mại; còn phần lớn các doanh nghiệp, cá nhân cung ứng các dịch vụ chuyển phát hàng hóa theo quy mô nhỏ, tự phát bằng phương tiện cá nhân thường có nhiều dấu hiệu vi phạm. Đặc biệt, nhiều chủ hàng biết rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật nên sẵn sàng chấp nhận bỏ hàng mà không xuất đầu lộ diện nếu bị lực lượng chức năng phát hiện.

Đại diện Chi cục Quản lý Thị trường, cho biết: “Để ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại qua dịch vụ chuyển phát hàng hóa, lực lượng quản lý thị trường sẽ tập trung làm tốt công tác nắm tình hình thị trường, nhất là tại các địa bàn trọng điểm. Đồng thời, phối hợp với lực lượng công an tăng cường tuần tra, kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời đối với các trường hợp gian lận thương mại”. Bên cạnh đó, các sở, ngành có liên quan của tỉnh cần vào cuộc đấu tranh quyết liệt với các hành vi buôn bán, vận chuyển hàng cấm; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng và kinh doanh hàng nhập lậu. Người tiêu dùng cần nâng cao cảnh giác, nên tìm hiểu kỹ, mua hàng có xuất xứ rõ ràng tại những cơ sở có uy tín; kịp thời cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng khi phát hiện những trường hợp có dấu hiệu nghi vấn, không tiếp tay cho các hành vi gian lận thương mại dưới bất kỳ hình thức nào.


Bài và ảnh: Lê Tình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]