(Baothanhhoa.vn) - Cùng với việc nỗ lực hoàn thành mục tiêu gieo trồng khoảng 47.000 ha cây trồng các loại, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương chú trọng việc nhân rộng các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình trồng hành, tỏi tại các huyện Yên Định, Thọ Xuân, Hậu Lộc; mô hình sản xuất bí xanh, bí đỏ, dưa tại các xã ven biển; mô hình liên kết sản xuất ngô làm thức ăn chăn nuôi cho các doanh nghiệp chăn nuôi bò...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nét mới trong sản xuất vụ đông

Cùng với việc nỗ lực hoàn thành mục tiêu gieo trồng khoảng 47.000 ha cây trồng các loại, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương chú trọng việc nhân rộng các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình trồng hành, tỏi tại các huyện Yên Định, Thọ Xuân, Hậu Lộc; mô hình sản xuất bí xanh, bí đỏ, dưa tại các xã ven biển; mô hình liên kết sản xuất ngô làm thức ăn chăn nuôi cho các doanh nghiệp chăn nuôi bò...

Nét mới trong sản xuất vụ đông

Nông dân xã Thái Hòa (Triệu Sơn) chăm sóc cây trồng vụ đông.

Từ nhiều năm nay, vụ đông đã được ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương xác định là vụ sản xuất chính để nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, ngành nông nghiệp, các địa phương đã và đang tập trung mở rộng diện tích sản xuất vụ đông; đồng thời, chú trọng định hướng bà con nông dân chuyển dịch theo hướng giảm dần các cây trồng truyền thống để trồng các loại cây rau màu xuất khẩu, giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường; thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm các cây rau màu vụ đông... Thực hiện có hiệu quả các giải pháp về nâng cao giá trị sản xuất, vụ đông năm nay, hứa hẹn sẽ có được nét mới, tạo sự bứt phá, sức lan tỏa trong quá trình sản xuất tại các địa phương.

Với mục tiêu tổng giá trị sản xuất vụ đông 2019-2020 đạt 130 tỷ đồng trở lên, huyện Thiệu Hoá đã tập trung thực hiện song hành cả 2 mục tiêu về diện tích và giá trị sản xuất. Theo đó, khác với những năm trước, vụ đông năm nay, huyện đã chỉ đạo chính quyền các xã, thị trấn đẩy mạnh việc đa dạng hóa cây trồng, đưa các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, liên kết với các doanh nghiệp sản xuất và bao tiêu sản phẩm, nhất là các loại cây rau màu giá trị, nhằm tăng giá trị kinh tế trong sản xuất và thu nhập cho bà con nông dân. Tập trung nhân rộng các mô hình cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, như: Liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm ngô ngọt với Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, liên kết sản xuất ngô giống, liên kết sản xuất ớt xuất khẩu... Bên cạnh đó, tuyên truyền, hướng dẫn người dân đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào gieo trồng, cụ thể như: Đối với ngô, đưa vào sử dụng các giống có năng suất, chất lượng cao, như: P4199, CP333, DK6919, CP511, Pac339, ngô ngọt, ngô nếp tím Fancy 111 và một số giống ngô nếp hàng hóa ngắn ngày. Đối với đậu tương, sử dụng các giống DT84, DT96 vào gieo trồng; đối với cây ớt sử dụng các giống: F20, F22, AD79, F1 Demon... Theo thông tin của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thiệu Hóa, tính đến ngày 25-9, toàn huyện đã gieo trồng được khoảng 1.800/2.350 ha cây trồng vụ đông các loại, chiếm 76,5% diện tích gieo trồng.

Luôn được đánh giá là huyện dẫn đầu của tỉnh cả về phong trào sản xuất vụ đông; năm nay, huyện Thọ Xuân đề ra kế hoạch gieo trồng hơn 5.500 ha cây trồng vụ đông các loại. Trong đó, ngô 2.000 ha, khoai lang 150 ha, khoai tây 50 ha, còn lại là rau đậu các loại. Để hoàn thành mục tiêu về diện tích, ngay từ tháng 8-2019, huyện Thọ Xuân đã xây dựng phương án và tổ chức các hội nghị triển khai sản xuất vụ đông. Qua đó, huyện đã giao chỉ tiêu cụ thể về diện tích cho từng xã, thị trấn; chỉ đạo các đơn vị xây dựng phương án cho sản xuất vụ đông. Cùng với đó, huyện đã và đang tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh, mở rộng diện tích sản xuất vụ đông, như: Chỉ đạo chính quyền các xã đôn đốc bà con nông dân tập trung thu hoạch lúa thu mùa 2019 nhằm tạo quỹ đất, thời gian để sản xuất vụ đông. Bên cạnh đó, chỉ đạo các HTX huy động tối đa nhân lực, đưa cơ giới vào thu hoạch lúa và giải phóng đất nhằm đẩy nhanh tiến độ sản xuất. Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ các nguồn giống cây trồng chất lượng để cung ứng cho bà con nông dân, bảo đảm sản xuất kịp thời theo đúng lịch thời vụ. Nhờ tập trung triển khai thực hiện các giải pháp, nên tính đến hết ngày 25-9, toàn huyện đã gieo trồng được khoảng 2.800 ha cây trồng vụ đông các loại, đạt hơn 50% kế hoạch về diện tích. Do định hướng tập trung nâng cao giá trị trong sản xuất, nên huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn khuyến khích bà con nông dân đẩy mạnh việc đưa các loại cây trồng xuất khẩu vào gieo trồng; đồng thời, thu hút các doanh nghiệp đầu tư thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng kinh tế. Vụ đông năm nay nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện cũng đã chủ động làm đơn vị trung gian kết nối giữa doanh nghiệp và các hộ dân trong việc thực hiện liên kết sản xuất các loại rau màu xuất khẩu, cho giá trị kinh tế cao. Nhờ đó, diện tích cây rau màu xuất khẩu được doanh nghiệp liên kết sản xuất và bao tiêu ngày càng được mở rộng. Hiện, toàn huyện đã gieo trồng được hơn 600 ha cây trồng xuất khẩu có liên kết bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp.

Vụ đông năm 2019-2020, toàn tỉnh phấn đấu giá trị sản xuất đạt 2.800 tỷ đồng trở lên. Vì vậy, cùng với việc nỗ lực hoàn thành mục tiêu gieo trồng khoảng 47.000 ha cây trồng các loại, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương chú trọng việc nhân rộng các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình trồng hành, tỏi tại các huyện Yên Định, Thọ Xuân, Hậu Lộc; mô hình sản xuất bí xanh, bí đỏ, dưa tại các xã ven biển; mô hình liên kết sản xuất ngô làm thức ăn chăn nuôi cho các doanh nghiệp chăn nuôi bò... Không những nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất, năm nay tỉnh định hướng sẽ nỗ lực thực hiện mục tiêu sản xuất được những sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm cung ứng ra thị trường. Do đó, ngành nông nghiệp đã và đang nỗ lực phối hợp với các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về thời điểm sử dụng và thời gian cách ly của các loại vật tư nông nghiệp trong quá trình sản xuất. Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất đại trà trong vụ đông, như: Kỹ thuật che phủ ni-lông trong trồng bí, dưa, lạc, khoai tây vụ đông giúp giữ ẩm, cây mọc đều, hạn chế cỏ dại, từ đó hạn chế việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vào quá trình chăm sóc, bảo vệ cây trồng.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài Và Ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]