(Baothanhhoa.vn) - Tỉnh ta có 155 làng nghề, nghề truyền thống, hoạt động ở nhiều ngành kinh tế, như: Dệt may, cơ khí, chế biến gỗ, mây tre đan, chế biến lương thực, thực phẩm... Những năm qua, các làng nghề truyền thống đã nỗ lực đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, bảo đảm việc làm, thu nhập cho hàng nghìn lao động.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao sức cạnh tranh, giá trị cho sản phẩm làng nghề truyền thống

Nâng cao sức cạnh tranh, giá trị cho sản phẩm làng nghề truyền thống

Nghề dệt chiếu truyền thống tại xã Quảng Khê (Quảng Xương).

Tỉnh ta có 155 làng nghề, nghề truyền thống, hoạt động ở nhiều ngành kinh tế, như: Dệt may, cơ khí, chế biến gỗ, mây tre đan, chế biến lương thực, thực phẩm... Những năm qua, các làng nghề truyền thống đã nỗ lực đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, bảo đảm việc làm, thu nhập cho hàng nghìn lao động.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, nhiều làng nghề truyền thống còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục, như: Giá trị hàng hoá thấp, sức cạnh tranh chưa cao do phần lớn các sản phẩm chưa xây dựng được thương hiệu; năng lực quản lý, công nghệ, thiết bị lạc hậu nên hiệu quả sản xuất, kinh doanh của nhiều cơ sở sản xuất trong làng nghề chưa cao. Bên cạnh đó, trình độ tay nghề của lao động, trình độ quản lý của các chủ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp làng nghề còn thấp. Sự kết hợp giữa kinh nghiệm với ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất còn hạn chế. Tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề ngày càng nghiêm trọng, nhất là các làng nghề sản xuất cơ khí, mây tre đan, chế tác đá... ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững kinh tế và đời sống cộng đồng. Ý thức tuân thủ các quy tắc về bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, phòng chống ô nhiễm môi trường, phòng, chống cháy, nổ của nhiều chủ cơ sở và người lao động còn thấp. Điều này là trở ngại lớn cho việc nâng cao năng lực, giá trị cho các sản phẩm làng nghề truyền thống.

Làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Hà Vũ, xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) vốn nổi tiếng người thợ có tay nghề cao và có nhiều cơ sở sản xuất quy mô lớn. Làng nghề hiện có 200 hộ mở xưởng sản xuất kinh doanh đồ gỗ; trong đó, có những hộ đã đầu tư vốn lớn để mua máy đục điêu khắc mỹ thuật công nghệ cao với giá 400 đến 500 triệu đồng, như: Các hộ Đặng Thế Hoạt, Lê Sỹ Toán, Lê Văn Trường... Ngoài ra, một số con em làng nghề mộc Đạt Tài còn đem nghề mộc lập công ty, mở xưởng ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước, với quy mô sản xuất lớn, sản xuất hàng mộc xuất khẩu và đáp ứng tiêu dùng trong cả nước. Mỗi cơ sở tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động với thu nhập bình quân từ 8 đến 10 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu từ nghề mộc trung bình một năm khoảng 60 tỷ đồng. Tuy nhiên, người thợ làng nghề vẫn sản xuất theo phương thức đơn lẻ, mạnh ai nấy làm, mẫu mã hàng hóa chưa đa đạng.

Để nâng cao năng lực, sức cạnh tranh cho sản phẩm các làng nghề truyền thống, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành có liên quan triển khai các biện pháp thúc đẩy làng nghề phát triển, như: Thực hiện ưu đãi, hỗ trợ các làng nghề theo quy định về vốn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng; phát triển sản xuất kết hợp với du lịch; từng bước khắc phục ô nhiễm môi trường trong sản xuất làng nghề. Đưa ra giải pháp giúp các cơ sở sản xuất làng nghề tiếp cận thị trường quốc tế để xuất khẩu các sản phẩm; nhập khẩu nguyên liệu cho các làng nghề thông qua xây dựng các gian hàng quảng bá tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh; phát triển hệ thống giao thông nông thôn để kết nối từ làng nghề tới các tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh. Các sở, ban, ngành gắn việc nâng cao sức cạnh tranh làng nghề với nhiệm vụ chuyên môn. Cụ thể, các sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội làm tốt công tác quy hoạch phát triển làng nghề; truyền dạy nghề cho lao động nông thôn; xúc tiến thương mại, khuyến công; hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất; vinh danh nghệ nhân làng nghề để động viên, khuyến khích làng nghề phát triển. Sở Khoa học và Công nghệ chủ động hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề truyền thống và hỗ trợ cho một số làng nghề đăng ký nhãn hiệu tập thể; xây dựng thương hiệu; hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm làng nghề.

Bên cạnh sự nỗ lực của sở, ban, ngành, mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề cần không ngừng cải tiến mẫu mã, tạo ra nhiều sản phẩm mới, độc đáo. Đẩy mạnh việc đăng ký thương hiệu để giữ bản quyền đối với một số sản phẩm tiêu biểu. Nhất là coi trọng nâng cao trình độ của người lao động, thực hiện các biện pháp bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, tiếp thu công nghệ mới. Đồng thời, phát huy thế mạnh của các nghệ nhân trong việc cải tiến mẫu mã, truyền nghề cho lớp trẻ. Bên cạnh đó, phải có sự liên kết giữa các cơ sở cùng nghề, cùng làng, để hợp lực, nâng cao sức cạnh tranh của mỗi cơ sở. Từng bước tiến tới giao dịch, bán hàng trực tiếp giữa cơ sở sản xuất với cơ sở tiêu thụ để giảm bớt chi phí trung gian với giá cả công khai, minh bạch; hoặc phát triển phương thức bán hàng trên internet, qua trang tin điện tử của cơ sở sản xuất, làng nghề.

Khánh phương


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]