(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, sản xuất công nghiệp trong tỉnh có những bước tăng trưởng đột phá. Giá trị sản xuất và chỉ số tăng trưởng công nghiệp đều đạt mức cao. Thanh Hóa hiện đã trở thành tỉnh có năng lực sản xuất công nghiệp đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, với sự hiện diện của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn cùng các nhà máy chế biến sản phẩm sau lọc hóa dầu, giúp đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp và xuất khẩu của tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao năng lực công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Những năm gần đây, sản xuất công nghiệp trong tỉnh có những bước tăng trưởng đột phá. Giá trị sản xuất và chỉ số tăng trưởng công nghiệp đều đạt mức cao. Thanh Hóa hiện đã trở thành tỉnh có năng lực sản xuất công nghiệp đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, với sự hiện diện của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn cùng các nhà máy chế biến sản phẩm sau lọc hóa dầu, giúp đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp và xuất khẩu của tỉnh.

Nâng cao năng lực công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Các doanh nghiệp may mặc cần nâng cao tỷ lệ tự thiết kế, bán thành phẩm để nâng cao giá trị hàng hóa.

Tuy nhiên, hiện các ngành công nghiệp trong tỉnh phát triển chưa đồng đều, trong đó công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là một trong những lĩnh vực chậm phát triển, năng lực sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu thị trường. Là một tỉnh có dân số đông, lượng hàng hóa phục vụ tiêu dùng lớn, nhưng các sản phẩm công nghiệp phục vụ đời sống của nhân dân chủ yếu vẫn phải nhập từ các tỉnh ngoài và các nước Trung Quốc, Thái Lan... Sản phẩm được sản xuất trong tỉnh còn hạn chế về cả số lượng và chủng loại.

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm nhiều ngành khác nhau, đa dạng về sản phẩm và phức tạp về trình độ kỹ thuật; trong đó, phải kể đến công nghiệp dệt - may, da giày, nhựa, sành - sứ - thủy tinh, công nghiệp sản xuất thực phẩm... So với các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng sử dụng nhiên liệu và chi phí vận tải ít hơn, song lại chịu ảnh hưởng lớn hơn của nhân tố lao động, thị trường tiêu thụ sản phẩm và nguồn nguyên liệu. Sản phẩm của các ngành công nghiệp này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu đời sống của nhân dân. Trong đó, ngành chủ đạo và quan trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là công nghiệp sản xuất hàng may mặc. Ngành công nghiệp này vừa giải quyết nhu cầu về may mặc, vừa giải quyết được việc làm cho người lao động, nhất là lao động nữ.

Đối với tỉnh ta, hiện ngành công nghiệp dệt - may, giày da khá phát triển với 55 nhà máy và hàng nghìn cơ sở may quy mô hộ gia đình, cung cấp ra thị trường hàng trăm triệu sản phẩm may mặc, giày dép mỗi năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Công Thương, ngành công nghiệp may mặc, giày da tỉnh ta vẫn còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp, cơ sở may mặc, giày da chủ yếu đang thực hiện may gia công theo đơn đặt hàng của các thương hiệu để phục vụ xuất khẩu. Do đó, từ nguyên, phụ liệu, thiết kế, mẫu mã đều thực hiện theo yêu cầu của đối tác chứ chưa phát triển được sản phẩm có thương hiệu của riêng mình. Vì vậy, mặc dù lượng doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này khá lớn và phát triển ổn định; tuy nhiên, sản phẩm hàng hóa phần lớn phục vụ xuất khẩu chứ chưa đáp ứng được thị trường trong nước, trong tỉnh. Không những vậy, do sản xuất gia công cho đối tác và qua nhiều khâu trung gian xuất khẩu nên giá trị gia tăng, lợi nhuận của ngành công nghiệp may mặc, giày da tỉnh ta còn hạn chế.

Ngoài ngành chủ lực may mặc, giày da thì các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng khác còn khá đơn lẻ và sơ sài, chưa tương xứng với tiềm năng và thị trường tiêu thụ. Mặc dù, thời gian qua, ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cũng là một trong những lĩnh vực được tỉnh ta quan tâm với mục tiêu vừa thúc đẩy tiêu thụ nguyên liệu, vừa giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Tuy nhiên, chính sách thu hút đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đang được lồng ghép vào một số chính sách chung, khiến các doanh nghiệp chưa mặn mà. Điển hình như theo chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại quy định tại Nghị quyết 29/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, các dự án thuộc các lĩnh vực, ngành, nghề như: Dự án dệt may, da giày; sản xuất đồ mộc, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ... sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí sử dụng lao động. Nghị định 81/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị đối với một số sản phẩm công nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt. Hoặc một số ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, hỗ trợ đầu tư cơ sở bảo quản, chế biến nông sản theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Để thúc đẩy các lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển, tiêu thụ nguyên liệu nông, lâm sản, tạo nhiều việc làm cho người lao động, các ngành, các địa phương cần thực hiện mạnh mẽ hơn các giải pháp vận động thu hút đầu tư, tạo môi trường kinh doanh cởi mở, thông thoáng; tạo quỹ đất thuận lợi cho các doanh nghiệp triển khai dự án. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới trang thiết bị công nghệ để nâng sức cạnh tranh trên thị trường. Với ngành công nghiệp may mặc, từ lợi thế nhân công dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, các doanh nghiệp cần chuyển dần sang hình thức tự thiết kế, bán thành phẩm nhằm nâng cao giá trị hàng hóa; đồng thời, chủ động thị trường tiêu thụ để phục vụ đa dạng nhu cầu trong nước, trong tỉnh.

Bài và ảnh: Minh Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]