(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các ngành có liên quan của tỉnh đã tích cực phối hợp với các địa phương tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng lao động, phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sản xuất nông nghiệp

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sản xuất nông nghiệp

Lao động có tay nghề cao trong sản xuất rau thủy canh ở xã Đông Tiến (Đông Sơn).

Thời gian qua, các ngành có liên quan của tỉnh đã tích cực phối hợp với các địa phương tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng lao động, phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh Thanh Hóa” của UBND tỉnh đã giúp người nông dân tiếp cận với phương thức sản xuất khoa học, hiện đại, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ học nghề và công tác khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động. Trong đó, tập trung đối tượng lao động ở các địa phương thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); thành viên HTX, trang trại tham gia liên kết sản xuất chuỗi giá trị nông sản, ứng dụng công nghệ cao, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất... Năm 2019, các sở, ngành có liên quan của tỉnh đã phối hợp tổ chức được 24 lớp dạy nghề nông nghiệp cho 960 lao động nông thôn. Các nghề nông nghiệp được đào tạo chủ yếu, như: Chăn nuôi gia súc, gia cầm, bảo vệ thực vật, trồng và chăm sóc rau màu theo tiêu chuẩn VietGAP... Sau khi được tiếp thu kiến thức, hầu hết các lao động đều áp dụng kiến thức vào trồng trọt, chăn nuôi để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Từng bước tạo chuyển biến cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường, hình thành đội ngũ lao động lành nghề, nâng cao thu nhập, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Nhiều lao động sau học nghề đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập gấp 3 - 4 lần trước đây. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn. Công tác tuyên truyền ở cấp xã chưa sâu rộng, hình thức tuyên truyền còn đơn điệu, một bộ phận người dân chưa nhận thức được vai trò của việc học nghề... Ngoài ra, cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy nghề tại một số trung tâm giáo dục nghề nghiệp cấp huyện tuy đã được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, hoàn chỉnh nên chưa phát huy hiệu quả... Việc chọn nhóm nghề gắn với thực tế phát triển sản xuất của địa phương chưa phù hợp với điều kiện sản xuất của người nông dân và đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông sản. Theo bà Lê Thị Thùy Dung, Trưởng Phòng Nông nghiệp công nghệ cao, Công ty CP Nông nghiệp hiện đại Tiến Nông: Công tác đào tạo nghề cần đi sâu vào chất lượng đào tạo, tập trung định hướng nghề, nhất là phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Học lý thuyết phải gắn với thực hành để người nông dân hiểu và nắm rõ quy trình sản xuất nông sản khoa học, giảm thiểu việc sử dụng hóa chất trên cây trồng.

Những năm gần đây, nông nghiệp công nghệ cao được các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh quan tâm đầu tư phát triển. Nhiều dự án, mô hình bước đầu đã khẳng định được hiệu quả kinh tế và đang được nhân rộng. Việc đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đã góp phần thay đổi nhận thức và đời sống kinh tế - xã hội của người dân, nhất là ở những vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh. Người lao động sau khi học nghề đã biết vận dụng các kiến thức, tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Lê Hợi


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]