(Baothanhhoa.vn) - Huyện Thọ Xuân đã ban hành kế hoạch cụ thể, vạch ra các giải pháp dài hơi cho phát triển Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP. Theo đó, giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030, tất cả các xã của huyện phải lựa chọn và phát triển được một hoặc một số sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của mỗi địa phương theo chương trình OCOP.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mỗi xã một sản phẩm – nhìn từ huyện Thọ Xuân

Mỗi xã một sản phẩm – nhìn từ huyện Thọ Xuân

Đóng gói kẹo lạc Xuân Yên.

Huyện Thọ Xuân đã ban hành kế hoạch cụ thể, vạch ra các giải pháp dài hơi cho phát triển Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP. Theo đó, giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030, tất cả các xã của huyện phải lựa chọn và phát triển được một hoặc một số sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của mỗi địa phương theo chương trình OCOP.

Trước mắt, phấn đấu đến năm 2020, trên địa bàn huyện có 1 sản phẩm OCOP cấp tỉnh là bưởi Luận Văn và các sản phẩm OCOP đạt tiêu chí cấp huyện là bánh gai Tứ Trụ, nem nướng, cam Xuân Thành, bánh lá răng bừa, bưởi Bắc Lương, kẹo lạc Xuân Yên...

Sớm có đường hướng và kế hoạch phát triển cụ thể, ngay từ những tháng giữa năm 2019, huyện đã tổ chức hội nghị triển khai, có sự tham gia của lãnh đạo các xã, các chủ cơ sở sản xuất, các làng nghề truyền thống... Hai sản phẩm được huyện ưu tiên chọn để triển khai các thủ tục liên quan và đề nghị tỉnh xét chọn sản phẩm OCOP đầu tiên là kẹo lạc Xuân Yên và bánh gai Tứ Trụ.

Nằm ngay sát Quốc lộ 47B, làng nghề bánh gai Tứ Trụ thuộc xã Thọ Diên luôn nhộn nhịp. Hiện làng nghề bánh gai này vẫn duy trì 48 hộ tham gia sản xuất, tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Tính trung bình, mỗi tháng, doanh thu toàn làng nghề đạt khoảng 1,5 tỷ đồng.

Với làng nghề sản xuất kẹo lạc xã Xuân Yên, tuy đã có nhiều năm trầm lắng, nhưng gần đây được khôi phục với tốc độ nhanh. Tại một số cơ sở sản xuất, chất lượng kẹo lạc được đặt lên hàng đầu, đem lại sự yên tâm về vấn đề an toàn thực phẩm. Những hương vị đặc trưng của kẹo lạc nơi đây tưởng đã thất truyền bởi có thời điểm, nhiều hộ chạy theo lợi nhuận, nay đã được “tìm lại” nhờ bí quyết của một số vị cao niên chia sẻ. Hiện nay, sản phẩm kẹo lạc Xuân Yên đã bán đi nhiều tỉnh, thành phố trong nước, được xuất khẩu sang Lào.

Bánh lá răng bừa hiện có 86 hộ sản xuất, kinh doanh, sản phẩm được nhiều người ưa chuộng, phát triển được thị trường ở nhiều nhà hàng tại TP Thanh Hóa. Làng trồng bưởi Luận Văn xã Thọ Xương đã có truyền thống hàng trăm năm, các chủ vườn đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm cho quả to, màu đỏ đẹp, chất lượng tốt. Nem nướng Thọ Xuân cũng trở thành sản phẩm ẩm thực nổi tiếng trong và ngoài tỉnh... Tất cả những sản phẩm trên, chỉ cần hoàn thiện các thủ tục và yêu cầu theo tiêu chí của sản phẩm OCOP, cộng với mở rộng thêm thị trường, sẽ tràn đầy cơ hội phát triển. Nhờ có những làng nghề, sản phẩm truyền thống, đã góp phần đưa thu nhập của người dân nông thôn huyện Thọ Xuân ngày càng nâng cao. Dự ước năm 2019, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 42,6 triệu đồng/người.

Lê Đồng


Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]