(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa có 198 sản phẩm nông sản thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Trong đó, có nhiều sản phẩm được thị trường trong, ngoài tỉnh đánh giá cao cả về chất lượng và tiềm năng. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng sản phẩm nông sản được tiêu thụ thông qua các kênh phân phối hiện đại, như: siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi... còn hạn chế. Chính vì vậy, việc đa dạng hoá các kênh phân phối sản phẩm nông sản đang trở thành nhu cầu và chìa khoá thúc đẩy tiêu thụ cho sản phẩm nông sản địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mở rộng kênh phân phối cho nông sản địa phương

Thanh Hóa có 198 sản phẩm nông sản thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Trong đó, có nhiều sản phẩm được thị trường trong, ngoài tỉnh đánh giá cao cả về chất lượng và tiềm năng. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng sản phẩm nông sản được tiêu thụ thông qua các kênh phân phối hiện đại, như: siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi... còn hạn chế. Chính vì vậy, việc đa dạng hoá các kênh phân phối sản phẩm nông sản đang trở thành nhu cầu và chìa khoá thúc đẩy tiêu thụ cho sản phẩm nông sản địa phương.

Mở rộng kênh phân phối cho nông sản địa phương

Sản phẩm của Công ty CP Nông nghiệp Vạn Hoa, xã Nga Thủy (Nga Sơn) trưng bày tại Triển lãm các thành tựu kinh tế -xã hội tỉnh Thanh Hóa.

Hiện Thanh Hóa có 15 siêu thị tổng hợp có kinh doanh các sản phẩm nông sản; trong đó, chủ yếu là rau, củ, quả và một số sản phẩm của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, theo đánh giá của đại diện một số siêu thị và cửa hàng bán lẻ trong tỉnh, hầu hết các sản phẩm nông sản dù được tiêu thụ trong hệ thống bán lẻ hiện đại nhưng vẫn còn “vướng” một số rào cản, như: chất lượng chưa đồng đều; một số loại chất lượng được đánh giá cao nhưng kiểu dáng, mẫu mã chưa bắt mắt... Bên cạnh đó, nhiều loại nông sản thu hoạch theo mùa vụ nên nguồn cung chưa ổn định, chưa bảo đảm các tiêu chuẩn, yêu cầu về bao bì, nhãn mác, tiến độ giao hàng... Ông Lê Văn Liêm, Giám đốc Siêu thị Co.opMart Thanh Hóa, cho biết: Hiện tại, Siêu thị Co.opMart đang kinh doanh hơn 20 mặt hàng nông sản. Trong đó, có một số loại nông sản địa phương, như: rau, củ, quả của HTX rau an toàn Hoằng Hợp; trứng gà của Công ty TNHH Hiền Nhuần; dưa Kim Hoàng hậu, cam mật của Công ty CP Mía đường Lam Sơn... Tuy nhiên, những sản phẩm này chất lượng không đồng đều. Do đó, để mở thêm những gian hàng nông sản địa phương, siêu thị cần tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, thống nhất về tiêu chuẩn, chất lượng, mẫu mã sản phẩm với đơn vị sản xuất. Có như vậy, sản phẩm mới đáp ứng được thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng.

Với nhiều doanh nghiệp, HTX sản xuất nông sản, siêu thị, cửa hàng tiện lợi không chỉ là kênh phân phối sản phẩm nông sản mà còn là kênh quảng bá hữu hiệu. Song, các kênh phân phối này cũng không dễ để phát triển thành kênh tiêu thụ ổn định do những yêu cầu cao về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật, các chứng nhận cần thiết, một số ràng buộc về số lượng hàng, chi phí phát sinh liên quan... trong quá trình cung ứng. Ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Vạn Hoa, xã Nga Thủy (Nga Sơn), cho biết: Với 2 sản phẩm là dưa vàng Vạn Hoa, dưa lưới Vạn Hoa đã được xếp hạng 3 sao sản phẩm OCOP cấp tỉnh, song hiện sản phẩm của công ty chủ yếu vẫn được tiêu thụ trực tiếp từ các đơn đặt hàng nhỏ lẻ, chỉ có một lượng nhỏ đơn hàng là cung ứng tới các hệ thống cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini... Một trong những ràng buộc khi muốn đưa hàng vào các siêu thị lớn là chi phí đóng gói, vận chuyển cao.

Theo thống kê của Liên minh HTX, tỉnh ta hiện có 452 HTX tham gia liên kết sản xuất và chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho nông sản. Do đó, ngoài việc tiêu thụ thông qua hệ thống chợ truyền thống, hệ thống thương lái thì nhiều kênh phân phối mới đã được hình thành. Đơn cử như: Trong thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, các HTX, người sản xuất đã phân phối, tiêu thụ sản phẩm bằng những tiện ích của thương mại điện tử và có hơn 50 đơn vị sản xuất đã lựa chọn trang thông tin kết nối cung cầu nông sản Thanh Hóa để phân phối, tiêu thụ sản phẩm...

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để hàng hóa nói chung và các loại nông sản, đặc sản của địa phương có thể phát triển mạnh hơn ở các kênh phân phối hiện đại, nhất là ở các siêu thị, hệ thống bán lẻ thì các doanh nghiệp, nhà sản xuất, HTX cần chủ động trong việc quảng bá, giới thiệu hàng hóa đến các hệ thống siêu thị để kết nối, chứ không nên bị động chờ nhà phân phối đến tìm nguồn hàng. Ngoài ra, các cơ quan liên quan và các địa phương cần khẳng định vai trò là “cầu nối” trong việc kết nối giao thương, xây dựng các kế hoạch phát triển “dài hơi” cho các nhãn hiệu nông sản địa phương. Được biết, để hỗ trợ đơn vị sản xuất sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh đến gần hơn với những kênh phân phối hiện đại, thời gian qua, Sở Công Thương đã phối hợp với nhiều đơn vị liên quan, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cho nhiều doanh nghiệp, HTX trong tỉnh với các địa phương khác, cũng như nhiều hệ thống bán lẻ. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp, hệ thống tiêu thụ tổ chức các buổi hội thảo, thỏa thuận và ký kết hợp đồng tiêu thụ với đơn vị sản xuất.

Bài và ảnh: Thanh Hòa


Bài và ảnh: Thanh Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]