(Baothanhhoa.vn) - Vụ đông 2020-2021, toàn tỉnh phấn đấu tổng giá trị sản xuất toàn vụ đạt 3.360 tỷ đồng trở lên, bình quân đạt 70 triệu đồng/ha. Để đạt được mục tiêu này, ngoài việc hoàn thành diện tích gieo trồng theo kế hoạch, ngành nông nghiệp đã định hướng cho các địa phương và bà con nông dân mở rộng diện tích các loại cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác, nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị kinh tế cho diện tích cây trồng vụ đông.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mở rộng diện tích cây trồng vụ đông có giá trị kinh tế cao

Vụ đông 2020-2021, toàn tỉnh phấn đấu tổng giá trị sản xuất toàn vụ đạt 3.360 tỷ đồng trở lên, bình quân đạt 70 triệu đồng/ha. Để đạt được mục tiêu này, ngoài việc hoàn thành diện tích gieo trồng theo kế hoạch, ngành nông nghiệp đã định hướng cho các địa phương và bà con nông dân mở rộng diện tích các loại cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác, nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị kinh tế cho diện tích cây trồng vụ đông.

Mở rộng diện tích cây trồng vụ đông có giá trị kinh tế caoMô hình trồng khoai tây tại xã Phú Lộc (Hậu Lộc) cho hiệu quả kinh tế khá cao. Ảnh: Thu Hòa

Thực hiện định hướng mở rộng diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Nga Sơn đã xây dựng kế hoạch gieo trồng 1.700 ha cây trồng vụ đông các loại; trong đó, diện tích rau màu các loại lên tới 1.110 ha, chiếm 65,3% tổng diện tích gieo trồng của toàn vụ. Đây được xem là diện tích cây trồng sẽ mang lại giá trị kinh tế cao cho cả vụ. Vì vậy, ngay từ đầu vụ sản xuất, huyện đã lựa chọn, định hướng một số loại cây rau màu để phổ biến, hướng dẫn các HTX và bà con nông dân đưa vào gieo trồng. Năm nay, các loại cây trồng phục vụ chế biến, dễ bảo quản được huyện lựa chọn để mở rộng diện tích. Lý giải về điều này, bà Quách Thị Khuyên, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Trên cơ sở định hướng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Nga Sơn nhận định, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nên một số loại cây trồng phục vụ xuất khẩu dự báo sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ. Vì vậy, huyện lựa chọn mở rộng các cây trồng phục vụ chế biến. Theo đó, huyện ưu tiên mở rộng diện tích một số loại cây như: khoai tây, khoai lang, hành lá, dưa leo... Đây đều là những loại cây trồng được các doanh nghiệp bao tiêu phục vụ chế biến và có thị trường tiêu thụ nội địa.

Để mở rộng diện tích cây trồng vụ đông đạt giá trị kinh tế cao, huyện đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, như: Hỗ trợ các xã tổ chức sản xuất cây khoai tây ngoài chỉ tiêu diện tích phân bổ của tỉnh, quy mô từ 5 ha/đơn vị/vụ trở lên, mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha/vụ; hỗ trợ các xã tổ chức sản xuất cây hành baro, hành lá liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, quy mô từ 5 ha/đơn vị/vụ; hỗ trợ các xã tổ chức sản xuất cây dưa leo liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, quy mô từ 5 ha/đơn vị/vụ, mức hỗ trợ 10 triệu đồng/ha/vụ; hỗ trợ tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật các cây trồng, như: hành baro, hành lá, dưa leo xuất khẩu, mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha/vụ. Qua đó, vụ đông năm nay, huyện đã mở rộng nhiều diện tích cây trồng được liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm, đạt giá trị kinh tế cao, như: khoai lang phục vụ chế biến 80 ha, hành baro 90 ha, dưa leo hơn 30 ha, hành lá 85 ha...

Tương tự huyện Nga Sơn, nhiều huyện trên địa bàn tỉnh cũng đã và đang tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp để mở rộng diện tích các loại cây trồng đạt giá trị kinh tế cao. Qua đó đã nhân rộng các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, như: mô hình trồng hành, tỏi tại các huyện Yên Định, Thọ Xuân, Hậu Lộc; mô hình sản xuất bí xanh, bí đỏ, dưa tại các xã ven biển; mô hình liên kết sản xuất ngô làm thức ăn chăn nuôi cho các doanh nghiệp chăn nuôi bò tại các huyện Như Thanh, Như Xuân, Thọ Xuân, Triệu Sơn...

Để khuyến khích các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh sản xuất vụ đông; đồng thời, mở rộng diện tích cây trồng đạt giá trị kinh tế cao, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích sản xuất vụ đông, như: Hỗ trợ kinh phí mua giống ngô gieo trồng vụ đông, với mức hỗ trợ 650.000 đồng/ha; hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức, cá nhân thuê đất, mượn đất để sản xuất các loại cây trồng vụ đông, gồm: Ngô thương phẩm, ngô dày làm thức ăn chăn nuôi, ngô ngọt xuất khẩu, dưa xuất khẩu, ớt, khoai tây, rau đậu các loại, với mức hỗ trợ 3 triệu đồng/ha; hỗ trợ kinh phí mua giống phục vụ xây dựng mô hình sản xuất rau màu theo chuỗi giá trị, với mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha đối với khoai tây; 3 triệu đồng/ha đối với ngô ngọt, ngô bao tử, dưa bao tử, dưa xuất khẩu, ớt xuất khẩu và rau màu các loại. Đây là động lực lớn để bà con nông dân và các địa phương hoàn thành mục tiêu về diện tích gieo trồng cũng như giá trị sản xuất, hiệu quả kinh tế trong vụ đông năm nay.

Bài và ảnh: Tiến Xuân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]