(Baothanhhoa.vn) - Để giúp hội viên, phụ nữ thay đổi phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang phương thức sản xuất liên kết, đem lại hiệu quả kinh tế cao, Hội LHPN huyện Vĩnh Lộc đã tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ - hướng đi phù hợp

Để giúp hội viên, phụ nữ thay đổi phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang phương thức sản xuất liên kết, đem lại hiệu quả kinh tế cao, Hội LHPN huyện Vĩnh Lộc đã tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ.

Mô hình sản xuất rau an toàn do phụ nữ làm chủ ở xã Vĩnh Thành.

Từ năm 2015 đến nay, Hội LHPN huyện đã thành lập 12 mô hình kinh tế tập thể do nữ làm chủ, trong đó có 3 HTX, 2 tổ hợp tác (THT) và 7 tổ liên kết (TLK) do phụ nữ làm chủ. Các mô hình tập trung vào thực hiện các khâu dịch vụ và chăn nuôi tổng hợp, dịch vụ sản xuất rau củ quả an toàn, thu gom rác thải, chế biến thức ăn đường phố, đan chao lồng đèn xuất khẩu.

Với hơn 13.000 hội viên phụ nữ sinh hoạt tại 133 chi hội ở 16 xã, thị trấn và một đơn vị trực thuộc; ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi; nên việc thành lập các mô hình kinh tế tập thể HTX, THT, TLK do phụ nữ làm chủ trên địa bàn huyện có nhiều khó khăn. Được sự định hướng của Hội LHPN tỉnh và sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện Vĩnh Lộc đã quyết tâm chỉ đạo thực hiện và xây dựng kế hoạch lựa chọn xã làm điểm. Cùng với đó, các hội LHPN xã đẩy mạnh tuyên truyền để hội viên phụ nữ thay đổi nhận thức, từng bước xóa bỏ tư duy chăn nuôi tự phát, manh mún, thiếu liên kết, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm... mạnh dạn tham gia HTX; tổ chức nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, khảo sát, vận động hội viên tự nguyện viết đơn tham gia vào HTX, THT, TLK; hướng dẫn giúp đỡ hội phụ nữ cơ sở và HĐQT lâm thời xây dựng kế hoạch thành lập, phương án sản xuất, quy chế hoạt động; hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho các thành viên; các xã viên được vay vốn để tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh...

Nhận thấy HTX Dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Hưng (xã Vĩnh Hưng) đã thành lập từ lâu nhưng hoạt động không hiệu quả, chỉ tập trung vào 2 loại dịch vụ thủy lợi và bảo vệ đồng điền từ nguồn ngân sách hỗ trợ của Nhà nước và thu dịch vụ của nhân dân, Hội LHPN huyện chỉ đạo Hội LHPN xã báo cáo với cấp ủy kế hoạch và xây dựng phương án tổ chức thành lập mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp do phụ nữ làm chủ. Vì đây là xã có nhiều thuận lợi, đảng ủy chính quyền ủng hộ, cán bộ hội cơ sở nhiệt tình và có thể lựa chọn các thành viên HĐQT có năng lực, tâm huyết tham gia; đây cũng là địa phương có phong trào chăn nuôi gia cầm phát triển. Vì thế, hiện nay, HTX vẫn đang duy trì hoạt động có hiệu quả. HTX đã cung ứng được con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc chữa bệnh cho các thành viên và tìm được đầu ra cho các sản phẩm. Việc phát triển mô hình kinh tế tập thể do nữ làm chủ tiếp tục được huyện mở rộng và duy trì phát triển có hiệu quả, tiêu biểu, như: HTX dịch vụ và chăn nuôi tổng hợp xã Vĩnh Yên đã tiêu thụ được nguồn sản phẩm gà ta, trứng sạch rất ổn định cho các nhà hàng trên địa bàn huyện và gian hàng Hội LHPN tỉnh; HTX dịch vụ chăn nuôi tổng hợp xã Vĩnh Tân làm tốt mảng dịch vụ như cung cấp cây, con giống, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, sản phẩm chăn nuôi cho thành viên và bà con nhân dân trong xã mang lại lợi nhuận ổn định cho HTX mỗi tháng 10 triệu đồng trở lên, thị trường tiêu thụ ổn định cho các nhà máy, trường mầm non, tiểu học bán trú lân cận, HTX còn được UBND xã cấp đất, hỗ trợ nguyên liệu xây, sửa cửa hàng làm nơi giao dịch; HTX sản xuất rau an toàn Vĩnh Thành được UBND xã Vĩnh Thành bố trí 1 gian hàng tại chợ Giáng để giới thiệu và duy trì bán sản phẩm hàng ngày.

Việc thành lập THT, HTX, TLK do phụ nữ làm chủ trong giai đoạn hiện nay là bước đi đúng, phù hợp, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình chỉ đạo xây dựng mô hình HTX, THT, TLK do phụ nữ làm chủ, huyện hội đã lựa chọn địa bàn có tiềm năng về chăn nuôi hay trồng trọt, phát triển nghề, có sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền, cán bộ hội năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm, có tư duy tốt... để thực hiện điểm rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng. Tuy nhiên, hoạt động của mô hình kinh tế tập thể còn gặp một số khó khăn về vốn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật... Để duy trì phát triển của các mô hình kinh tế tập thể, cần có sự quan tâm của hội cấp trên và cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện bồi dưỡng tập huấn kiến thức chuyển giao khoa học - kỹ thuật, hỗ trợ vốn vay, giúp các mô hình kinh tế tập thể do nữ làm chủ có điều kiện phát triển sản xuất ổn định, bền vững.


Bài và ảnh: Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]