(Baothanhhoa.vn) - Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản nhằm kết nối người sản xuất với các cơ sở tiêu thụ để hình thành các chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu của nhân dân, góp phần thúc đẩy sản xuất các sản phẩm nông sản an toàn, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản

Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản nhằm kết nối người sản xuất với các cơ sở tiêu thụ để hình thành các chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu của nhân dân, góp phần thúc đẩy sản xuất các sản phẩm nông sản an toàn, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Mô hình trồng thanh long theo chuỗi liên kết tại xã Hà Phong (Hà Trung).

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Thủy đang từng bước hình thành một số vùng sản xuất tập trung, các hình thức liên kết trong sản xuất được hình thành đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, trên địa bàn huyện có 11 doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông sản. Nhiều mô hình liên kết mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: Tập đoàn TH, Công ty Bò thịt Bá Thước liên kết với người dân các xã Cẩm Yên, Cẩm Sơn, Cẩm Ngọc, Cẩm Tâm... trồng 300 ha ngô làm thức ăn chăn nuôi. Công ty CP Xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa, Công ty Sumagrown liên kết trồng 25 ha ớt xuất khẩu với các xã Cẩm Thạch, Cẩm Tú, Cẩm Yên... Công ty Safe life liên kết với 2 xã Cẩm Giang, Cẩm Tâm trồng 5 ha khoai lang Nhật. Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đang triển khai trồng 35 ha ngô ngọt, 5 ha đậu tương, 6 ha chanh leo trên địa bàn các xã Cẩm Ngọc, Cẩm Quý... Công ty CP Đầu tư phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu An Phước liên kết trồng 84 ha cây gai xanh... Ngoài ra, hiện huyện Cẩm Thủy đang tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Trong thời gian qua, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã hướng dẫn các địa phương thực hiện xây dựng và hình thành một số mô hình chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, như: Mô hình chuỗi liên kết sản xuất chuối tiêu hồng theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 40 ha giữa Công ty TNHH Tâm Thuận Thành (Hưng Yên) với một số xã thuộc huyện Cẩm Thủy và Thường Xuân cho thu nhập từ 250 đến 300 triệu đồng/năm. Mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ giống lúa giữa Công ty Khoa học và Công nghệ Vĩnh Hòa với các xã Định Tân, Định Tiến, Yên Phong (Yên Định), diện tích 130 ha, sản lượng đạt 600 tấn/ha. Chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm bưởi Diễn tại xã Yên Ninh (Yên Định) sản lượng khoảng 240 tấn sản phẩm được ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với Công ty Vifosa... Ngoài ra, các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng triển khai xây dựng được 53 chuỗi sản xuất lúa gạo, 106 chuỗi sản xuất rau, quả an toàn. Nhằm từng bước phát triển chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh, hàng năm, UBND tỉnh tổ chức các hoạt động kết nối cung, cầu giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh với cơ sở tiêu thụ nông sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Thông qua hoạt động kết nối cung, cầu các đơn vị sản xuất tìm được đầu ra ổn định để tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô. Sản phẩm cung ứng, tiêu thụ thông qua các hợp đồng hàng năm đạt khoảng 30.000 tấn gạo; 770 tấn rau, củ, quả...

Để hình thành, phát triển chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh bền vững, cần có cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tổ chức lại sản xuất, phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp trong việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn gắn với thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Phát huy vai trò của HTX dịch vụ nông nghiệp trong việc liên kết hợp tác, cung cấp các dịch vụ cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả việc liên kết giữa doanh nghiệp, HTX và kinh tế hộ gia đình; hình thành các chuỗi giá trị nông - lâm- thủy sản, từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và thực hiện cơ giới hóa trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Hướng dẫn các địa phương, đơn vị sản xuất xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản. Thường xuyên dự báo thị trường tiêu thụ, giá cả hàng hóa nông sản theo tháng hoặc theo mùa để người dân, doanh nghiệp chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm, góp phần bình ổn thị trường, tránh tình trạng “được mùa rớt giá, được giá mất mùa”.


Bài và ảnh: Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]