(Baothanhhoa.vn) - Còn hơn 1 tháng mới đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, thế nhưng thời điểm này, ở những làng nghề sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, như: Đồ gỗ, đồ đồng mỹ nghệ, làm hương hay chế biến nông sản đã nhộn nhịp hơn. Những nghệ nhân, thợ thủ công của làng nghề tất bật chạy đua với thời gian để sản xuất được nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Làng nghề tất bật những ngày cuối năm

Còn hơn 1 tháng mới đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, thế nhưng thời điểm này, ở những làng nghề sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, như: Đồ gỗ, đồ đồng mỹ nghệ, làm hương hay chế biến nông sản đã nhộn nhịp hơn. Những nghệ nhân, thợ thủ công của làng nghề tất bật chạy đua với thời gian để sản xuất được nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân...

Sản xuất miến gạo tại xã Thăng Long (Nông Cống).

Về làng Trà Đông, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) vào những ngày cuối tháng 11, cảm nhận của chúng tôi là nơi đây mùa xuân như đang đến sớm. Dọc con đường trục của làng, những chiếc xe ô tô tải chở những sản phẩm đồ đồng mỹ nghệ của làng nghề tỏa đi muôn nơi... Sản phẩm trống đồng mang “thương hiệu” Trà Đông đã được ghi vào sách kỷ lục Guiness Việt Nam và được dùng làm nhạc khí phục vụ các sự kiện lịch sử văn hóa trọng đại của đất nước. Bên cạnh đó, hiện nay các cơ sở cũng tập trung sản xuất phục vụ nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, như: Đồ thờ truyền thống, bộ tam, tứ, ngũ sự, đỉnh đồng, hạc vàng... được điêu khắc tinh xảo, đặt trang trọng nơi ban thờ gia tiên, họ tộc. Khách hàng khắp bốn phương không quản đường xa, tìm về làng nghề để mua những sản phẩm từ chính đôi bàn tay tài hoa đầy tâm huyết của các nghệ nhân làm nên. Vậy nên nghề đúc đồng Trà Đông ngày một phát triển. Hiện tại, cả làng có 22 lò đúc đang hoạt động. Doanh thu từ nghề truyền thống mỗi năm đạt khoảng 100 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 400 lao động với mức thu nhập trung bình gần 4 triệu đồng/người/tháng.

Xã Thăng Long (Nông Cống) hiện có gần 60 hộ sản xuất, với khoảng 250-300 lao động thường xuyên phục vụ các công đoạn làm miến. Sản phẩm làm ra bảo đảm chất lượng, được khách hàng tin dùng. Những khoảng đất trống, sân vườn được người dân bắc giàn cao để làm nơi phơi miến. Những phiến miến trắng trong vắt, mùi thơm dìu dịu của bột mới khiến không khí nơi đây mang hương vị rất đặc trưng. Những ngày này, dạo quanh thôn đâu đâu cũng thấy người lao động luôn tay làm việc, hết tráng bánh rồi phơi, cắt sợi... Trung bình một ngày, một lò sản xuất có thể chế biến từ 1,5-2 tạ bột, cho ra lò hơn 1 tạ sản phẩm khô. Chị Nguyễn Thị Hoa, cho biết: “Gia đình tôi làm miến đã nhiều năm nay, nghề này tuy không giàu nhanh nhưng cho thu nhập ổn định. Những tháng giáp tết, hàng bán gấp đôi, gấp ba ngày thường, vất vả, tất bật nhưng chúng tôi rất mừng vì sản phẩm làng nghề đã chinh phục được khách hàng. Ngoài việc thương lái các nơi tới đặt mua hàng, các hộ cũng mang miến đi bán buôn, bán lẻ ở các đại lý trong và ngoài tỉnh, có thêm thu nhập lúc nông nhàn”.

Tết Kỷ Hợi 2019 đang đến gần! Không khí lao động sản xuất ở các làng nghề càng rộn ràng hơn. Sự năng động, nét tinh tế của người làm nghề... hứa hẹn sẽ mang lại đời sống ngày càng ấm no hơn cho người dân các làng nghề.


Bài và ảnh: Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]