(Baothanhhoa.vn) - Khi mới bắt tay vào làm kinh tế nông nghiệp, gia đình anh Bùi Anh Kiều thôn Vạn Bảo, xã Thành Tâm (Thạch Thành) có 8 ha đất đồi rừng trồng nhiều loại cây khác nhau như mía, dứa, cao su... Tuy nhiên, vài năm gần đây, đầu ra của các cây trồng này gặp khó khăn, những người làm kinh tế đồi rừng như gia đình anh gần như không có thu nhập.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Làm giàu từ mô hình trồng ổi lê Đài Loan

Khi mới bắt tay vào làm kinh tế nông nghiệp, gia đình anh Bùi Anh Kiều thôn Vạn Bảo, xã Thành Tâm (Thạch Thành) có 8 ha đất đồi rừng trồng nhiều loại cây khác nhau như mía, dứa, cao su... Tuy nhiên, vài năm gần đây, đầu ra của các cây trồng này gặp khó khăn, những người làm kinh tế đồi rừng như gia đình anh gần như không có thu nhập.

Làm giàu từ mô hình trồng ổi lê Đài Loan

Anh Bùi Anh Kiều, thôn Vạn Bảo, xã Thành Tâm (Thạch Thành) chăm sóc ổi.

Để lại khu đồi rộng lớn cho vợ quán xuyến, anh Kiều bôn ba chạy xe chở thuê hàng ra tận chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) rồi tranh thủ mua hàng bán quay vòng vốn. Vất vả ngược xuôi nhưng nghỉ ngày nào thì ngày đó không có thu nhập. Trong một lần nghỉ ngơi sau chuyến xe đường dài, anh may mắn gặp bác nông dân huyện Yên Định, trong cuộc trò chuyện, bác bảo nhà anh có đất đồi rộng mà không biết vận dụng trồng cây ăn quả mà phải đi xa bươn trải “nhặt nhạnh” từng đồng?. Sau lần đó, anh Kiều đã tìm về nhà bác chơi và được bác chia sẻ phương pháp, cách làm. Tiếp đó, trong một lần tình cờ xem tivi có chương trình giới thiệu về mô hình trồng ổi lê, nhận thấy đất vùng đồi của mình có thể phù hợp với cây trồng này, anh Kiều đã quyết định trồng thử và “duyên” của ông chủ trồng ổi lê Đài Loan bắt đầu “cháy” lên với quyết tâm làm giàu. Năm 2015, anh chuyển đổi 2 ha đất đồi sang trồng ổi, vay mượn thêm ít vốn đầu tư giống, công làm đất. Bao ngày vất vả tưới thủ công, vun xới từng gốc ổi rồi ra tận trại giống cây ở Hà Nội trực chờ gặp bằng được kỹ sư nông nghiệp giỏi để học hỏi kinh nghiệm..., trải qua bao khó khăn, sau 8 tháng cây ổi lê đã cho thu hoạch. Anh Kiều nhẩm tính năm đầu đã có thu nhập 300 triệu đồng, giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với cây mía trước đó. Có thu nhập, anh quyết định mở rộng diện tích chuyển đổi theo từng năm và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm. Anh cho biết, cây ổi cũng kén người trồng. Muốn có quả đẹp, chất lượng phải tìm tòi học hỏi để làm chủ khoa học - kỹ thuật, từ cắt tỉa cành đến chăm sóc, phòng bệnh cho cây. Cây ổi khi nhiều cành sẽ không tập trung dinh dưỡng để nuôi quả; cây ra quả muộn, xấu dẫn đến chất lượng không cao. Khi cây phát triển khoảng 1m phải bấm ngọn, tỉa cành. Để quả đạt chất lượng cao nhất cần chú ý đến thời điểm bón lót, bón thúc. Từ tháng 4 đến tháng 6 quả hay bị táp do gió nên thời điểm này can thiệp kỹ thuật để cây nghỉ ra quả, chuẩn bị cho vụ mới quả sẽ nhiều và ngọt hơn.

Bén duyên với cây ổi, vợ chồng anh Kiều dành thời gian lớn ở đồi, không quản mưa nắng chăm sóc ổi. Không chỉ thế, tranh thủ cả thời gian ban đêm, anh cùng với một số hộ đến nhà tận tình hướng dẫn kỹ thuật và cùng bàn cách mở rộng thị trường cho sản phẩm các loại cây ăn quả cho một số hộ có cùng chí hướng. Năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm với tâm nguyện “phải làm giàu ngay trên chính mảnh đất của quê hương mình”, đến nay, anh Kiều cùng với anh em trong gia đình đã mở rộng diện tích trồng ổi lên 25 ha trên 5 quả đồi rộng lớn, hàng thẳng hàng, loại cây nào cũng trĩu quả. Trong số đó có 2/3 diện tích ổi lê có thu nhập ổn định. Mỗi ha ổi chi phí đầu tư cho đến khi thu hoạch khoảng 90 triệu đồng. Sau một năm bắt đầu cho thu hoạch với tổng sản lượng 15 tấn quả/ha/năm. Từ năm thứ 2 trở đi, chi phí đầu tư giảm 1/2 nhưng sản lượng có thể tăng gấp đôi. Hiện mỗi ha ổi lê cho lợi nhuận 400-500 triệu đồng/năm. Ngoài ra, gia đình anh còn trồng nhiều loại cây khác như mít, bưởi, cam cũng đang cho thu hoạch. Gia đình anh nhiều năm được khen thưởng gia đình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp trên địa bàn huyện. Nhận thấy hiệu quả từ mô hình canh tác mới của gia đình anh Kiều, nhiều người dân trong vùng đã đến học hỏi kinh nghiệm để chuyển đổi. Hiện xã Thành Tâm có khoảng 80 ha ổi lê được chuyển đổi từ đất lúa và đất đồi, nâng diện tích trồng cây ăn quả trên toàn xã lên gần 210 ha. Mỗi năm diện tích cây ăn quả này mang lại nguồn thu cho người dân trong xã trên 27,7 tỷ đồng. Xã còn thành lập tổ giám sát cộng đồng để kiểm tra từ khâu chăm sóc đến thu hoạch, đồng thời phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng - Học viện Nông nghiệp Việt Nam và các nhà vườn dán tem truy suất nguồn gốc cây ăn quả cho các hộ nhằm từng bước khẳng định thương hiệu và nâng cao giá trị, tạo thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Năm 2019, anh Kiều đã ký hợp đồng đưa sản phẩm ổi lê vào hệ thống Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa, Hà Tĩnh và được xã tạo điều kiện, anh đang chuẩn bị các thủ tục để ra mắt HTX nhằm liên kết các hộ sản xuất cây ăn quả trên địa bàn, kết nối tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi hơn, mở ra cơ hội làm giàu không khó cho những người dân quê.

Bài và ảnh: Hà Lê


Bài Và Ảnh: Hà Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]