(Baothanhhoa.vn) - Với những ưu điểm vượt trội về chi phí đầu tư, không gây ô nhiễm môi trường, nguồn năng lượng vô tận từ bức xạ mặt trời... so với thủy điện và nhiệt điện khiến điện năng lượng mặt trời đang trở thành xu thế sản xuất điện năng của thế giới. Năm 2018, ghi nhận những thành công của tỉnh Thanh Hóa trong việc thu hút các doanh nghiệp vào khảo sát và đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời, mở ra kỳ vọng lớn cho phát triển ngành công nghiệp mới này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kỳ vọng thu hút các dự án điện mặt trời tại Thanh Hóa

Với những ưu điểm vượt trội về chi phí đầu tư, không gây ô nhiễm môi trường, nguồn năng lượng vô tận từ bức xạ mặt trời... so với thủy điện và nhiệt điện khiến điện năng lượng mặt trời đang trở thành xu thế sản xuất điện năng của thế giới. Năm 2018, ghi nhận những thành công của tỉnh Thanh Hóa trong việc thu hút các doanh nghiệp vào khảo sát và đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời, mở ra kỳ vọng lớn cho phát triển ngành công nghiệp mới này.

Hệ thống các tấm pin thu bức xạ mặt trời của Nhà máy Điện năng lượng mặt trời Yên Định.

Những ngày trung tuần tháng 11-2018, dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Điện mặt trời Yên Định, tại xã Yên Thái (Yên Định) đang gấp rút thi công những hạng mục cuối cùng. Chủ đầu tư nhà máy là liên danh Công ty CP Năng lượng Sông Lam Sơn La và Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Sông Lam đang chạy đua với thời gian để đẩy nhanh tiến độ, dự kiến phát điện và hòa vào lưới điện quốc gia ngay trong năm 2018 này.

Cùng với một số cán bộ UBND huyện Yên Định, chúng tôi được đại diện chủ đầu tư dự án dẫn đi tham quan các hạng mục của dự án. Có tới 90.640 tấm pin năng lượng mặt trời đang được các công nhân kỹ thuật lắp đặt thành hàng dài trên mặt hồ Bưa. Đại diện chủ đầu tư, cho biết: Lợi thế của nhà máy điện năng lượng mặt trời là có thể lắp đặt ở ngay trên các hồ nước, trên các ngọn đồi núi và những địa hình phức tạp nhằm tiết kiệm mặt bằng những khu đất đẹp, bằng phẳng. Do đó, chúng tôi lựa chọn hồ này làm nơi lắp đặt các hàng pin để thu bức xạ từ ánh sáng mặt trời. Phần tiếp xúc với nước hồ là những hàng cọc bê tông để đỡ pin nên hồ vẫn có thể nuôi cá và sử dụng nước cho sản xuất như bình thường.

Ngoài 126.240 m2 diện tích mặt nước đang được lắp đặt các tấm pin, hơn 50.000 m2 diện tích mặt đất ngay bên cạnh cũng đang được chủ đầu tư xây dựng các hạng mục liên quan. 30 máy biến áp và hệ thống đường dây cũng đang đi vào giai đoạn hoàn thành, chờ ngày nối với lưới điện quốc gia. Trước đó, việc kè kiên cố hồ Bưa, xây dựng khu nhà điều hành, nhà công vụ, nhà kho... cho dự án đã được hoàn thành từ vài tháng trước. Một nhà máy sản xuất điện năng lượng mặt trời với công suất giai đoạn I là 30 MW, cao hơn nhiều nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh (Nhà máy Thủy điện Cẩm Thủy I công suất 28,8 MW, Nhà máy Thủy điện Dốc Cáy 15 MW, Nhà máy thủy điện Xuân Minh 15 MW...) đã thành hình; nhưng không phải bạt núi chặn sông, lại gần như không có tác động xấu đến môi trường.

Điều đáng mừng là thời gian thi công dự án này khá nhanh. Ngày 26-4-2018, UBND tỉnh mới có Quyết định 1527 đồng ý chủ đầu tư thuê đất để xây dựng. Đến ngày 21–6–2018, được phê duyệt đánh giá tác động môi trường, sau đó hoàn thiện các thủ tục liên quan để tiến hành xây dựng. Chỉ sau gần 6 tháng thi công, dự án đã chuẩn bị hoàn thành, mang theo kỳ vọng về nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đất nước, đem về nguồn thu không nhỏ cho ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Cũng trong năm 2018 này, nhiều doanh nghiệp trong nước và trong tỉnh cũng đặt vấn đề khảo sát, tìm địa điểm đầu tư các dự án điện năng lượng mặt trời tại tỉnh Thanh Hóa. Công ty CP Lam Sơn Như Xuân có tờ trình gửi UBND tỉnh đề nghị được chấp thuận chủ trương đầu tư nhà máy sản xuất điện năng lượng mặt trời tại xã Xuân Hòa (Như Xuân). Công ty TNHH Tái tạo năng lượng Thanh Hóa cũng đề nghị được UBND tỉnh bổ sung quy hoạch điện năng lượng mặt trời tại xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc). Gần đây, UBND tỉnh cũng cho phép Công ty CP Toàn Cầu khảo sát, nghiên cứu khả năng đầu tư các dự án điện sinh khối, điện mặt trời, điện gió tại các huyện: Thọ Xuân, Thường Xuân và Hoằng Hóa...

Những dự án đã triển khai cũng như đang tìm hiểu để đầu tư cho thấy tín hiệu vui về thu hút đầu tư các dự án sản xuất điện từ năng lượng mặt trời tại tỉnh Thanh Hóa. Điều đó cũng mở ra kỳ vọng lớn cho lĩnh vực công nghiệp điện năng thân thiện với môi trường này, tạo việc làm, mang lại nguồn thu không nhỏ cho ngân sách Nhà nước...


Bài và ảnh: Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]