(Baothanhhoa.vn) - Nhằm xóa đói, giảm nghèo cho hội viên (HV) phụ nữ ở khu vực miền núi, những năm qua ngoài hỗ trợ vốn vay, giống, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, Hội LHPN tỉnh còn chỉ đạo các cấp hội xây dựng mô hình kinh tế tập thể (KTTT), nhằm giúp chị em nâng cao giá trị sản xuất, chăn nuôi, giảm nghèo nhanh và bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kinh tế tập thể - hướng thoát nghèo cho phụ nữ miền núi

Nhằm xóa đói, giảm nghèo cho hội viên (HV) phụ nữ ở khu vực miền núi, những năm qua ngoài hỗ trợ vốn vay, giống, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, Hội LHPN tỉnh còn chỉ đạo các cấp hội xây dựng mô hình kinh tế tập thể (KTTT), nhằm giúp chị em nâng cao giá trị sản xuất, chăn nuôi, giảm nghèo nhanh và bền vững.

Kinh tế tập thể - hướng thoát nghèo cho phụ nữ miền núiSản xuất mây tre đan xuất khẩu ở HTX tiểu thủ công nghiệp Thành Thọ (Thạch Thành).

Thạch Thành là một trong những huyện miền núi sớm thành lập mô hình KTTT do phụ nữ làm chủ. Đến nay, huyện đã thành lập được 12 mô hình KTTT, trong đó có 4 HTX, 8 tổ liên kết (TLK), tổ hợp tác (THT) ở các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Các mô hình, ngành nghề do chị em làm chủ đã liên kết sản xuất đầu vào, đầu ra sản phẩm và khắc phục được hạn chế sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, giúp nhiều HV khó khăn có điều kiện vươn lên sản xuất, thoát nghèo và nhiều HV có điều kiện tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất bền vững. Tiêu biểu như HTX sản xuất mật ong Hưởng Hoa, THT sản xuất mật mía Thạch Sơn, HTX dịch vụ tổng hợp xã Thành Hưng, HTX tiểu thủ công nghiệp Thành Thọ... Trong quá trình thực hiện, hội cơ sở đã xây dựng kế hoạch, định hướng cho HV sản xuất để tập hợp thành tổ, nhóm và chuẩn bị các khâu từ nhân sự điều hành, lựa chọn giống, nguyên liệu, kết nối thị trường tiêu thụ, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, huy động vốn vay... Cùng với đó, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành chức năng, huyện hội tăng cường giới thiệu sản phẩm qua nhiều kênh, phối hợp kiểm tra các mô hình sản xuất phải gắn với bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho HV, hướng HV liên kết sản xuất, bền vững. Đến nay, các mô hình KTTT do phụ nữ làm chủ ở Thạch Thành đang hoạt động có hiệu quả, tạo việc làm cho hàng trăm lao động là HV phụ nữ.

Bà Phạm Thị Thúy, Trưởng Ban hỗ trợ phụ nữ và phát triển kinh tế, Hội LHPN tỉnh, cho biết: Để xây dựng các mô hình KTTT hiệu quả, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội rà soát, đánh giá mức độ hộ nghèo, nhu cầu và điều kiện tự nhiên để xây dựng kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ. Đối tượng ưu tiên là những HV thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có ý thức lao động sản xuất;

triển khai nhiều giải pháp nhằm thay đổi nhận thức của hội viên về mô hình KTTT và các giải pháp phát triển kinh tế gia đình; tranh thủ các nguồn vốn của doanh nghiệp, tổ chức, các chương trình, dự án tạo thêm nguồn lực cho các thành viên vay; hỗ trợ tập huấn, bồi dưỡng công tác quản lý, điều hành mô hình KTTT cho ban chủ nhiệm và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho các thành viên...

Đến nay, sau 7 năm triển khai thực hiện, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội ở 11 huyện miền núi thành lập được 93 mô hình, trong đó có 11 HTX, 33 THT, 48 TLK, với 1.310 thành viên tham gia, mức thu nhập ổn định từ 2,5 đến 4 triệu đồng/người/tháng, ngoài ra còn tạo việc làm cho nhiều lao động thời vụ. Hiện nay, các mô hình đã và đang hoạt động hiệu quả, giúp chị em phụ nữ nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Bài và ảnh: Khắc Công



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]