Khu vực nông nghiệp càng ngày càng chứng tỏ vai trò “bệ đỡ của nền kinh tế” khi 6 tháng qua, ngành này đạt mức tăng trưởng 3,28%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm vào tốc độ tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kinh tế 6 tháng đầu năm: Bệ đỡ nông nghiệp

Khu vực nông nghiệp càng ngày càng chứng tỏ vai trò “bệ đỡ của nền kinh tế” khi 6 tháng qua, ngành này đạt mức tăng trưởng 3,28%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm vào tốc độ tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Mức đóng góp này tuychưa hẳn lớn so với ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, song rõ ràng, sự phục hồi tích của của sản xuất nông nghiệp (kể cả lâm nghiệp và thủy sản) đã góp phần quan trọng để nền kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng GDP 7,08% trong nửa đầu năm 2018. Có thể cho rằng, dù không có được vai trò dẫn dắt nền kinh tế như công nghiệp, nhưng nông nghiệp hiện vẫn là một điểm tựa quan trọng.

Thật đáng mừng khi điểm tựa này ngày càng có chân trụ vững vàng hơn. Rất nhiều con số đủ để chứng minh điều này và chứng minh thêm rằng, nông nghiệp có thể bứt phá, có thể đóng góp hơn nữa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Đơn cử, giá gạo tấm 5% xuất khẩu trong tháng 5 của Việt Nam đã cao hơn cả Thái Lan và Ấn Độ.

Sang tháng 6, tuy có giảm chút ít, nhưng giá gạo tấm 5% của Việt Nam vẫn xoay quanh mức 450 USD/tấn, trong khi giá gạo cùng loại của Thái Lan là 435 USD/tấn, của Ấn Độ là 410 USD/tấn.

So sánh như vậy là vì, bao năm qua, một “nỗi đau” luôn được nhắc đến là giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn của Thái Lan, cho thấy năng lực cạnh kém hơn. Nhưng nay, câu chuyện đã khác và đó là điều đáng mừng. 6 tháng đầu năm,

Một con số khác. Xuất khẩu nông - lâm – thủy sản 6 tháng đầu năm 2018 đạt 19,4 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, xuất khẩu rau quả đạt 2 tỷ USD, tăng 20,3%. Khác với xuất khẩu các mặt hàng chế biến, chế tạo, do tỷ lệ gia công còn lớn, nên giá trị gia tăng không cao, xuất khẩu nông sản gần như trọn vẹn giá trị gia tăng nằm lại ở Việt Nam.

Đó là những tin đáng mừng cho nông nghiệp Việt Nam, bên cạnh những thông tin vui gần đây về việc ngày càng nhiều trái cây Việt Nam được thị trường nước ngoài chấp nhận. Đơn cử như việc Australia chấp nhận thanh long hay việc Mỹ cho phép vú sữa Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường này…

Nhưng cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, nông nghiệp Việt Nam còn chưa xứng với tiềm năng, nên phải đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu. Phải làm sao để không còn điệp khúc được mùa mất giá, tránh tình trạng liên tục “giải cứu” nông sản. Phải làm sao để ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao như nhiều doanh nghiệp lớn đã làm trong thời gian gần đây. Phải sớm có hướng giải quyết những nút chặn liên quan tới tích tụ, tập trung ruộng đất, thực hiện cánh đồng mẫu lớn… bởi đó là những vấn đề đặt ra trong quá trình đưa ngành nông nghiệp của Việt Nam tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Làm được những điều đó, nông nghiệp Việt Nam sẽ không chỉ là một bệ đỡ quan trọng, mà có thể còn cùng công nghiệp và dịch vụ, trở thành những mũi nhọn dẫn dắt toàn nền kinh tế phát triển bền vững.

Theo Baodautu



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]