(Baothanhhoa.vn) - Theo số liệu khảo sát của Sở Công Thương, hiện trên địa bàn tỉnh có 130 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, 240 cửa hàng kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản, 2 trung tâm thương mại, hơn 20 siêu thị và 70 cơ sở kinh doanh thực phẩm có nhập sản phẩm. Trong đó, 24 cửa hàng kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, với sản lượng tiêu thụ ước đạt 5.000 tấn/năm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kiểm soát thị trường cung ứng nông sản, thực phẩm

Theo số liệu khảo sát của Sở Công Thương, hiện trên địa bàn tỉnh có 130 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, 240 cửa hàng kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản, 2 trung tâm thương mại, hơn 20 siêu thị và 70 cơ sở kinh doanh thực phẩm có nhập sản phẩm. Trong đó, 24 cửa hàng kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, với sản lượng tiêu thụ ước đạt 5.000 tấn/năm.

Kiểm soát thị trường cung ứng nông sản, thực phẩm

Sản phẩm nông sản, thực phẩm được bán rong trên các tuyến đường còn thiếu sự kiểm soát.

Theo đánh giá của Sở Công Thương, các loại thực phẩm được sản xuất trong tỉnh hoặc đưa từ tỉnh ngoài vào tiêu thụ trên địa bàn tỉnh thuộc trách nhiệm quản lý của ngành y tế và công thương thì cơ bản có tem nhãn truy xuất nguồn gốc xuất xứ và bảo đảm an toàn thực phẩm; song đa số các sản phẩm nông, lâm, thủy sản không được bao gói sẵn, nên vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Được biết, các sản phẩm từ tỉnh ngoài được đưa vào tiêu thụ trên địa bàn tỉnh chủ yếu được tập trung tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Đông Hương, TP Thanh Hóa. Các sản phẩm được đưa vào chợ để chung chuyển và tiêu thụ sẽ được kiểm soát bằng việc lấy mẫu kiểm nghiệm. Tuy nhiên, việc lưu thông, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản thông qua hình thức bán buôn, bán lẻ trực tiếp của các thương lái tại các trục đường chính của các huyện, thị xã, thành phố hay tại các khu đông dân cư, các khu công nghiệp có nhiều công nhân qua lại, với giá rẻ thì chưa được kiểm soát. Bởi, đây hầu hết là những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và chưa được kiểm soát về chất lượng, nên tiềm ẩn nguy cơ cao về mất an toàn thực phẩm.

Để kiểm soát thực phẩm cung ứng, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, cùng với việc tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về việc chỉ nên lựa chọn, tiêu dùng nguồn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại các siêu thị, cửa hàng, cơ sở kinh doanh thực phẩm có uy tín; phổ biến, tuyên truyền pháp luật về an toàn thực phẩm và các quy định về sản xuất, kinh doanh thực phẩm cho người kinh doanh, các sở, ban, ngành và địa phương đã và đang tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các đơn vị kinh doanh thực phẩm. Trong đó, tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với nguồn thực phẩm từ các tỉnh khác nhập về, qua đó xử lý nghiêm đối với các cơ sở, trường hợp vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm. Đáng chú ý, để công tác kiểm soát thực phẩm cung ứng trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương đã xây dựng đề án kiểm soát thực phẩm cung ứng từ tỉnh ngoài vào tỉnh đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm. Theo đó, đề án đã khảo sát, đánh giá thực trạng tiêu thụ cũng như công tác kiểm soát thực phẩm cung ứng từ trong tỉnh và ngoài tỉnh; những khó khăn, tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm soát thực trạng cung ứng thực phẩm, công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng và những khó khăn, Sở Công Thương đã xây dựng các giải pháp kiểm soát thực phẩm được cung ứng trên địa bàn tỉnh theo từng kênh tiêu thụ khác nhau. Cụ thể, như: Kiểm soát thực phẩm cung ứng trên địa bàn tỉnh, nhất là thực phẩm từ tỉnh ngoài tại các chợ theo phân cấp sẽ được thực hiện thông qua các ban quản lý chợ. Các sở, ngành, địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh thực phẩm tại chợ; đồng thời, chịu trách nhiệm chủ trì quản lý truy xuất nguồn gốc, chất lượng hàng hóa được đưa vào trong chợ. Đối với các sản phẩm thực phẩm được tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn tỉnh phải được ngành công thương thực hiện việc cấp, xác nhận kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cá nhân kinh doanh thực phẩm tại siêu thị, trung tâm thương mại và cấp giấy xác nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh an toàn thực phẩm cho cá nhân, tổ chức kinh doanh loại hình này. Đồng thời, thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đối với các thực phẩm đang được cung ứng ra thị trường. Đối với các nông sản, thực phẩm được lưu thông, tiêu thụ tại các hộ kinh doanh nhỏ, lẻ, theo mùa, bán rong trên các đường phố, không rõ nguồn gốc xuất xứ thì cần được kiểm soát tại chỗ nơi kinh doanh. Trách nhiệm kiểm soát nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thực phẩm đối với loại hình kinh doanh này thuộc về UBND các xã, phường, thị trấn.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài Và Ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]