(Baothanhhoa.vn) - Với suy nghĩ cần phải giữ gìn nghề dệt chiếu truyền thống của quê hương, sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, anh Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1989, ở xã Nga Liên (Nga Sơn) đã về quê khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chiếu cói truyền thống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khởi nghiệp từ nghề dệt chiếu cói truyền thống

Với suy nghĩ cần phải giữ gìn nghề dệt chiếu truyền thống của quê hương, sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, anh Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1989, ở xã Nga Liên (Nga Sơn) đã về quê khởi nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chiếu cói truyền thống.

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cói xanh, xã Nga Liên (Nga Sơn).

Chia sẻ về động lực khiến anh quyết định khởi nghiệp từ nghề truyền thống của quê hương, ông chủ trẻ Nguyễn Văn Hùng, cho biết: Từ nhỏ tôi đã theo cha mẹ ra đồng cói, lớn lên, gắn bó, sống với cây cói nên bản thân không cho phép từ bỏ cây trồng truyền thống của quê hương. Tôi luôn trăn trở muốn khởi nghiệp, giữ nghề phải đổi mới từ tư duy đến công nghệ sản xuất, phải có nhiều người cùng làm. Vì vậy, tôi đã động viên những người trong làng chuyên dệt chiếu tiếp tục gắn bó với nghề; đồng thời, hứa sẽ đứng ra thu mua tất cả sản phẩm cho họ, nhờ đó, một số gia đình trong xã đã quay lại với nghề.

Năm 2015, sau khi lập gia đình, vợ chồng Hùng đã thành lập Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cói xanh. Máy móc, nhà xưởng, con người là những điều kiện để làm ra những lá chiếu vừa bền, vừa đẹp nhưng muốn sản xuất có lãi phải tìm được đối tác thu mua sản phẩm lâu dài với số lượng lớn. Vậy là vợ chồng Hùng đã tìm đến các siêu thị, cửa hàng, ký túc xá các trường đại học, các doanh trại quân đội để quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm. Đơn hàng đầu tiên có được là 300 lá chiếu cung cấp cho một siêu thị tại TP Hà Nội. Ngoài duy trì các mẫu sản phẩm truyền thống, anh cũng nghiên cứu, cải tiến mẫu mã, nâng chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, tìm kiếm các đối tác bạn hàng và tập trung đầu tư thêm máy diệt chiếu. Đến nay, sau gần 3 năm đi vào hoạt động, từ 2 chiếc máy dệt chiếu ban đầu, anh Hùng đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng mua thêm 8 máy dệt chiếu, cải tạo mở rộng nhà xưởng, đào tạo nghề cho lao động địa phương. Hiện cơ sở của anh tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động với mức thu nhập trung bình từ 4,5-5 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay, với 10 máy dệt chiếu, trung bình mỗi năm, cơ sở của anh sản xuất được 30.000 chiếc chiếu cói, trừ các khoản chi phí, lợi nhuận hơn 200 triệu đồng. Để tiếp tục nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, anh Hùng đang nỗ lực tìm hiểu thị trường và quyết định trong thời gian tới sẽ sản xuất các sản phẩm chiếu tăm, chiếu cây.

Dù đã ổn định và có bước phát triển nhưng trong tương lai, vẫn rất cần sự chung tay, góp sức của các ban, ngành, đoàn thể, nhất là chính quyền địa phương, có các chương trình hỗ trợ để những doanh nghiệp mới như doanh nghiệp của vợ chồng Hùng có thêm điều kiện phát triển kinh tế, giữ gìn, phát triển nghề truyền thống, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo tại địa phương.


Bài và ảnh: Lương Khánh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]