(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, cụm từ “khởi nghiệp” đã trở nên quen thuộc trong giới trẻ. Tinh thần tự vận động để phát triển kinh tế đã tạo thêm nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho thanh niên. Nhiều vùng, miền, nhờ sự tham gia của đội ngũ người khởi nghiệp đã góp phần phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế ở địa phương. Tuy nhiên, không thuận lợi như ở đô thị và đồng bằng, phong trào khởi nghiệp ở miền núi vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khởi nghiệp ở miền núi còn nhiều khó khăn

Những năm gần đây, cụm từ “khởi nghiệp” đã trở nên quen thuộc trong giới trẻ. Tinh thần tự vận động để phát triển kinh tế đã tạo thêm nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho thanh niên. Nhiều vùng, miền, nhờ sự tham gia của đội ngũ người khởi nghiệp đã góp phần phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế ở địa phương. Tuy nhiên, không thuận lợi như ở đô thị và đồng bằng, phong trào khởi nghiệp ở miền núi vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Khởi nghiệp ở miền núi còn nhiều khó khăn

Mô hình làm lông mi giả xuất khẩu tại xã Lương Ngoại (Bá Thước).

Nhận thấy tiềm năng vùng đồi Lang Chánh phù hợp với phát triển mô hình chăn nuôi gà, năm 2018, anh Lương Văn Dương, xã Giao Thiện (Lang Chánh) đã mạnh dạn đầu tư hệ thống chuồng trại quy mô khoảng 200m2 để chăn nuôi khép kín. Nhằm hợp tác sản xuất, ổn định kỹ thuật và đầu ra cho sản phẩm, anh đã gia nhập HTX nuôi gà Hán - Sơn - Dương. Mỗi năm, trại gà của anh nuôi 3 lứa gà ri Bình Định, mỗi lứa từ 2.500 - 3.000 con, cho lợi nhuận từ 50 - 60 triệu đồng/lứa. Anh Dương chia sẻ, mặc dù may mắn tìm được nơi hợp tác sản xuất tốt là HTX Hán - Sơn - Dương, tuy nhiên, việc tự thân lập nghiệp, phát triển kinh tế ở khu vực miền núi như anh gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Ngoài khó khăn về tiếp cận vốn, nhất là các nguồn vốn ưu đãi và quỹ khởi nghiệp, việc đầu tư sản xuất ở khu vực miền núi còn bị hạn chế do giá thành vận chuyển các nguyên vật liệu cao, làm tăng giá sản xuất thành phẩm. Hơn nữa, do cách trở địa lý nên việc tiếp xúc với các đối tác sản xuất, các chương trình khởi nghiệp, đào tạo cũng khó khăn hơn.

Với ham muốn lập nghiệp kinh doanh, tự tạo việc làm cho bản thân và những người thân quen trong vùng, năm 2014, chị Bùi Thị Giang, xã Lương Ngoại (Bá Thước) đã học hỏi và du nhập mô hình làm lông mi giả xuất khẩu về quê hương. Sau nhiều năm nỗ lực, vượt qua khó khăn, đến nay, chị Giang đã thành lập được công ty của riêng mình. Từ năm 2015, Công ty TNHH BSJ do chị Giang làm giám đốc đã chủ động tìm kiếm được thị trường và bắt đầu có các đơn hàng xuất khẩu sang nước Mỹ và Nigeria qua một doanh nghiệp trung gian. Lớn dần lên với sản lượng ngày càng ổn định, chất lượng được nâng cao, từ năm 2019, công ty bắt đầu có những đơn hàng xuất trực tiếp, với doanh thu hơn 4 tỷ đồng. Để đạt được kết quả như hôm nay, với chị Giang là cả một hành trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, vượt qua nhiều khó khăn. Chị Giang chia sẻ: Cùng với những khó khăn trong khởi nghiệp chung của giới trẻ như vốn tự có ít, khả năng tiếp cận ngân hàng khó khăn, nhất là những nguồn vốn ưu đãi thì khởi nghiệp ở miền núi còn gặp khó do địa thế xa xôi, tiếp cận với khởi nghiệp khó cả về định hướng lẫn các cơ hội tiếp xúc.

Đại diện Phòng Tài chính Kế hoạch, UBND huyện Bá Thước, chia sẻ: Ở miền núi, tuy có nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai, nhưng nhiều yếu tố tiền đề cho khởi nghiệp lại gặp khó; trong đó, quan trọng nhất là những khó khăn trong cơ hội tiếp xúc với các ý tưởng khởi nghiệp và định hướng sản xuất, kinh doanh. Hệ quả là rất nhiều bạn trẻ lúng túng trong việc lựa chọn, áp dụng mô hình kinh tế nào trong quá trình chọn điểm khởi đầu cho tiến trình lập thân, lập nghiệp. Bên cạnh đó, là những khó khăn về vốn đầu tư phát triển sản xuất khi đa phần xuất phát điểm của thanh niên miền núi là vốn “giắt lưng” ít, khiến họ e dè trong việc biến ý tưởng thành hiện thực.

Vì vậy, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng những chính sách đặc thù cho khu vực miền núi, cần tạo ra những sân chơi và cơ hội tiếp xúc cho tuổi trẻ ở khu vực này như ngày hội tư vấn việc làm, các buổi hội thảo, trao đổi về kỹ năng khởi nghiệp. Đồng thời, thành lập những câu lạc bộ, tổ, nhóm sản xuất những mặt hàng đặc sản mang thương hiệu địa phương. Tư vấn cho thanh niên miền núi các thông tin thị trường, kỹ năng khởi nghiệp, phương pháp huy động vốn đầu tư. Cùng với đó là xây dựng những chính sách ưu đãi về vốn để khuyến khích những người trẻ ở vùng khó khăn phát huy tính sáng tạo và mạnh dạn thực hiện ước mơ của mình.

Bài và ảnh: Tùng Lâm


Bài Và Ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]