(Baothanhhoa.vn) - Để phát triển đàn vật nuôi theo hướng từng bước nâng cao giá trị, đảm bảo an toàn thực phẩm, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng có hiệu quả chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH), góp phần phát triển chăn nuôi bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, người dân đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khó khăn trong phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học

Để phát triển đàn vật nuôi theo hướng từng bước nâng cao giá trị, đảm bảo an toàn thực phẩm, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng có hiệu quả chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH), góp phần phát triển chăn nuôi bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, người dân đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức...

Khó khăn trong phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học

Mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học của gia đình ông Lê Xuân Thịnh, xã Thọ Sơn (Triệu Sơn).

Trang trại chăn nuôi gà của gia đình anh Lê Xuân Thịnh, thôn 4, xã Thọ Sơn (Triệu Sơn) từ nhiều năm nay, đã áp dụng phương pháp chăn nuôi gà theo hướng ATSH. Những dãy chuồng trại sạch sẽ, thoáng đãng, đàn gà lông bóng mượt, chắc khỏe... đã khẳng định hướng đi đúng đắn trong phương pháp chăn nuôi của gia đình anh. Anh Thịnh cho biết: “Mỗi năm gia đình tôi nuôi 3 lứa gà, mỗi lứa trung bình khoảng 15 nghìn con với 2 giống chính là gà lai chọi và gà ri”. Chăn nuôi theo hướng ATSH, khu chuồng nuôi được xử lí nền lên men sinh học. Tuyển lựa kỹ con giống có chất lượng, việc tuân thủ đúng theo quy trình chăn nuôi ATSH là khâu then chốt để đạt được hiệu quả kinh tế, như: Trước khi xuất bán 1 tháng, đàn gà được sử dụng thức ăn từ ngô và lúa lên men sinh học, không để tồn dư lượng thức ăn công nghiệp. Sử dụng kháng sinh thực vật thay cho kháng sinh tổng hợp, khử độc vệ sinh chuồng trại định kỳ... Theo anh Thịnh, có thể thấy rõ hiệu quả kinh tế trong việc chăn nuôi theo hướng ATSH, như: Chi phí thức ăn, kháng sinh giảm, hạn chế nhiễm bệnh dịch, mẫu mã và chất lượng sản phẩm được nâng cao... Mỗi năm, doanh thu từ chăn nuôi gà của gia đình anh đạt khoảng 600 đến 900 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay chăn nuôi theo hướng ATSH chưa được đông đảo người dân áp dụng, do còn gặp nhiều khó khăn. Như phương pháp chăn nuôi này mất nhiều thời gian trong khâu phối trộn thức ăn nên hầu hết người dân sử dụng thức ăn công nghiệp để tiết kiệm thời gian. Bên cạnh đó, số vốn đầu tư xây dựng chuồng trại, hầm bioga tương đối lớn... Theo ông Lý Ngọc Thơm, Phó Chủ tịch UBND xã Thọ Sơn: Hiện nay, trên địa bàn xã có 1.270 hộ dân, trong đó có khoảng 60% số hộ đang phát triển kinh tế nhờ chăn nuôi, tuy nhiên chỉ có khoảng 10% chăn nuôi theo hướng ATSH, do các hộ chăn nuôi trên địa bàn phần lớn quy mô nhỏ lẻ, lại chưa có kiến thức về ATSH nên việc áp dụng còn hạn chế.

Gia đình ông Đoàn Đình Tạo, thôn 6, xã Nga Phú (Nga Sơn) đã chăn nuôi gà, vịt nhiều năm nay, hiện nay trang trại có khoảng gần 1.000 con gia cầm các loại. Khoảng 2 năm trở lại đây, ông tìm tòi, nghiên cứu chăn nuôi theo hướng ATSH, tuy nhiên, gặp nhiều khó khăn nên việc ứng dụng chưa có kết quả khả quan. Theo ông: Chăn nuôi theo hướng ATSH cần nhiều thời gian nghiên cứu và vốn đầu tư tương đối lớn. Áp dụng phương pháp này cần có kỹ thuật trong cách chăm sóc, từ lựa chọn nguồn giống để tránh việc giống bị thoái hóa, đến lượng thức ăn hàng ngày phải phối trộn đảm bảo chất lượng và đúng hàm lượng quy chuẩn. Ngoài ra, cần theo dõi lịch trình tiêm vắc-xin, sử dụng chế phẩm sinh học xử lý chuồng trại để giảm thiểu ô nhiễm... Chi phí đầu tư lớn mà đầu ra cho sản phẩm bấp bênh nên không chỉ riêng gia đình ông Tạo mà nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn xã tỏ ra lúng túng với việc áp dụng chăn nuôi theo hướng ATSH.

Theo ông Lôi Xuân Len, Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh: Việc đầu tư phát triển chăn nuôi ATSH trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ, toàn tỉnh mới chỉ có khoảng 40% số hộ chăn nuôi ứng dụng phương pháp chăn nuôi ATSH. Việc áp dụng phương pháp chăn nuôi này tại các hộ hiện vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, như: Phần lớn các hộ chăn nuôi phát triển còn manh mún, nhỏ lẻ, đôi khi chỉ dừng lại ở các mô hình chứ chưa nhân rộng, phát triển với quy mô lớn, tập trung. Đồng thời, tâm lý còn thực hiện “nửa vời”, chưa thực sự nghiêm túc của người dân trong quá trình chăn nuôi dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Đa phần, người dân còn lơ là về bố trí khu vực nuôi cách ly con giống, yêu cầu về cự ly với chuồng trại chính,... do thói quen “nhớ đâu làm đó”, theo kinh nghiệm nên khi bị “khép” vào những quy định bắt buộc thì vẫn còn nhiều lúng túng. Vấn đề rủi ro về thị trường, chất lượng con giống, kiểm soát dịch bệnh, cấp tem nhãn, xuất xứ nguồn gốc vẫn còn nhiều bất cập, dẫn đến giá trị kinh tế thu được chưa tương xứng với vốn đầu tư. Bên cạnh đó, người tiêu dùng hiện không có điều kiện để xác định sản phẩm sạch hay không sạch nên đã đổ đồng giá mua làm cho người chăn nuôi theo hướng ATSH băn khoăn, lo lắng, nhất là khi sản xuất theo tiêu chuẩn này chi phí tăng cao hơn chăn nuôi truyền thống.

Có thể nói, trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi theo hướng ATSH đang dần trở thành hướng sản xuất hiệu quả kinh tế, thúc đẩy ngành nông nghiệp của các địa phương phát triển bền vững, góp phần làm thay đổi tư duy, thói quen sản xuất của bà con nông dân. Thời gian tới, các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hiệu quả của việc chăn nuôi theo hướng ATSH. Đồng thời, tăng cường việc tập huấn, chuyển giao kỹ thuật phục vụ chăn nuôi ATSH cho người sản xuất. Mặt khác, việc đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng ATSH thường đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn; do đó, cần có chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi để tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào phát triển chăn nuôi, tham gia vào chuỗi từ chăn nuôi đến giết mổ, tiêu thụ sản phẩm theo hướng an toàn, bền vững.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài Và Ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]