(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã quan tâm đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch trên địa bàn tỉnh theo hình thức xã hội hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khó khăn thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nước sạch nông thôn

Những năm gần đây, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã quan tâm đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch trên địa bàn tỉnh theo hình thức xã hội hóa.

Công nhân vận hành Nhà máy Nước sạch núi Go, xã Thiệu Châu (Thiệu Hóa).

Nhà máy nước sạch núi Go, xã Thiệu Châu (Thiệu Hóa) do Công ty CP Shakito - Vũ đầu tư xây dựng, công suất thiết kế 2.500m3/ngày/đêm, cấp nước cho khoảng 5.500 hộ dân ở các xã Thiệu Đô, Thiệu Tân, Thiệu Giao (Thiệu Hóa) và các xã Đông Thanh, Đông Khê (Đông Sơn), tổng vốn đầu tư khoảng 45 tỷ đồng. Được triển khai xây dựng năm 2016 và tháng 1-2017, nhà máy vận hành sản xuất, kinh doanh, với công suất cấp nước 800m3/ngày/đêm (đạt hơn 30% công suất thiết kế). Tuy nhiên, trong quá trình cấp nước nhà máy gặp nhiều khó khăn, nhất là công suất cấp nước đạt thấp so với công suất thiết kế. Trong khi người dân vẫn còn thói quen sử dụng nước ngầm, nước mưa trong sinh hoạt và vào mùa mưa nhu cầu sử dụng nước sạch giảm. Nhận thức về sử dụng nước sạch của người dân trong vùng còn hạn chế. Trong khi, do xa khu vực dân cư, mạng lưới đấu nối rộng nên tỷ lệ thất thoát nước cao. Vì vậy doanh thu của công ty đạt thấp (năm 2017 đạt 600 triệu đồng).

Năm 2016, Công ty TNHH An Bình đầu tư xây dựng Nhà máy nước sạch An Bình tại địa bàn xã Quảng Văn (Quảng Xương) với mục tiêu cung cấp nước sạch cho 10.000 hộ dân của 5 xã Quảng Văn, Quảng Hòa, Quảng Hợp, Quảng Ngọc, Quảng Trường, tổng vốn đầu tư khoảng 90 tỷ đồng. Đến nay, giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành, đi vào hoạt động, với công suất cấp nước 2.000 m3/ngày/đêm. Tuy nhiên sau khi đưa vào vận hành sản xuất, kinh doanh thì tỷ lệ đấu nối sử dụng nước sạch do nhà máy cung cấp cho các hộ dân trong vùng còn thấp. Phần lớn các hộ dân vẫn duy trì thói quen sử dụng nước giếng khơi và giếng khoan trong sinh hoạt hàng ngày. Qua đó, cho thấy nhận thức của người dân khu vực nông thôn về việc sử dụng nước sạch còn hạn chế; ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư các dự án cung cấp nước sạch vào địa bàn nông thôn.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 2 doanh nghiệp tư nhân đầu tư nhà máy nước sạch và 8 nhà máy do Công ty CP cấp nước Thanh Hóa đầu tư đi vào hoạt động. Ngoài ra, còn 11 nhà máy cấp nước sạch đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, nhiều nhà máy được phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2015 đến nay chưa triển khai thực hiện, tốc độ đầu tư còn chậm. Do những địa bàn đông dân cư, điều kiện thuận lợi, nhanh thu hồi vốn đã có đơn vị đầu tư khai thác vận hành, còn lại là những điểm ở xa, dân số ít, địa bàn rộng và thời gian thu hồi vốn chậm nên cũng gặp khó khăn trong thu hút doanh nghiệp đầu tư.

Để thu hút được nhà đầu tư vào lĩnh vực nước sạch, tỉnh cần sớm có cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư công trình nước sạch nông thôn theo hình thức xã hội hóa trên địa bàn. Đồng thời, tổ chức rà soát quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn, lập danh mục kêu gọi đầu tư các công trình nước sạch. Hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Nhà nước... Ưu tiên thu hút các doanh nghiệp có năng lực vào tiếp nhận, đầu tư, vận hành và quản lý cung cấp nước sạch cho người dân. Bên cạnh đó, các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, thay đổi nhận thức của người dân nông thôn về sử dụng nước sạch, qua đó nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch để góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống.


Bài và ảnh: Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]