(Baothanhhoa.vn) - Sự phát triển của các làng nghề, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN) trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại như ô nhiễm môi trường, tiếng ồn... gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sức khỏe của người làm nghề cũng như các hộ dân sống trong khu vực. Vì vậy, việc di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư càng trở nên cấp thiết.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khó khăn di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư

Sự phát triển của các làng nghề, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN) trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại như ô nhiễm môi trường, tiếng ồn... gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sức khỏe của người làm nghề cũng như các hộ dân sống trong khu vực. Vì vậy, việc di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư càng trở nên cấp thiết.

Khó khăn di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cưCơ sở rèn tại cụm làng nghề rèn cơ khí Tiến Lộc, xã Tiến Lộc (Hậu Lộc).

Từ nhiều năm nay, việc di dời các cơ sở sản xuất ở làng nghề gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư được xác định là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy các làng nghề phát triển. Thực hiện Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 5-1- 2015, UBND tỉnh đã phê duyệt phát triển cụm công nghiệp (CCN) tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và đến hết tháng 5-2020 trên địa bàn tỉnh có 46 CCN có doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy vậy, cho đến nay, việc di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề vào các CCN, cụm làng nghề còn gặp rất nhiều khó khăn.

Để hạn chế những tác động của các cơ sở sản xuất nghề truyền thống đối với môi trường khu dân cư, cụm làng nghề đúc đồng Trà Đông (xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa) đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch với diện tích 5,7 ha. Từ năm 2008, khi huyện có chủ trương di dời các cơ sở sản xuất ra cụm làng nghề đúc đồng Trà Đông, UBND xã đã thực hiện vận động các hộ di dời cơ sở sản xuất vào cụm làng nghề. Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ có 13/35 cơ sở phát triển sản xuất, kinh doanh trong cụm làng nghề. Ông Lê Văn Hùng, Trưởng ban quản lý làng nghề đúc đồng Trà Đông, cho biết: Để thực hiện công tác di dời, UBND xã đã gửi thông báo về chủ trương di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ và vừa, thiếu vốn để di dời, xây dựng cơ sở mới và phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, khi di dời đến cụm làng nghề, cơ sở sản xuất phải chi trả phí xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, điều đó khiến nhiều hộ dân còn e ngại...

Xã Tiến Lộc (Hậu Lộc) nổi tiếng với nghề rèn. Toàn xã hiện có 747 cơ sở sản xuất, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 1.200 lao động với thu nhập từ 4 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Năm 2005, các hộ sản xuất đã được thông báo di dời vào cụm làng nghề rèn cơ khí Tiến Lộc với diện tích 3,5 ha. Tuy nhiên, đến nay, trong cụm làng nghề mới chỉ có 60 cơ sở đang hoạt động sản xuất. Ông Phạm Anh Khoa, Chủ tịch UBND xã Tiến Lộc, cho biết: UBND huyện, xã đã có chủ trương và khuyến khích các cơ sở sản xuất di dời ra cụm làng nghề để hạn chế ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. Song, tiến độ di dời các cơ sở vẫn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra vì nhiều lý do, như: Hầu hết các hộ dân sản xuất trong làng nghề đều có quy mô nhỏ lẻ chưa đủ khả năng kinh tế để chuyển đổi vị trí, mô hình sản xuất một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Bên cạnh đó, còn nhiều nguyên nhân, như: Công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, việc thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào CCN, cụm làng nghề còn hạn chế; các quy định về quản lý còn nhiều bất cập.

Có thể nói, các CCN, cụm làng nghề đang hoạt động trên địa bàn tỉnh không chỉ giúp bảo vệ môi trường, tránh tác động xấu về tiếng ồn, ô nhiễm của các cơ sở sản xuất tới cuộc sống của người dân mà còn tạo điều kiện để các hộ mở rộng quy mô, tập trung sản xuất và xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm. Trước mắt, cần thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực bảo vệ môi trường; đồng thời, thông báo chủ trương di dời các cơ sở không phù hợp với quy hoạch đang hoạt động trong khu dân cư để các cơ sở này biết và chủ động triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, của tỉnh nhằm tăng cường thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật CCN, đáp ứng nhu cầu về mặt bằng sản xuất.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]