(Baothanhhoa.vn) - Nếu đời người đẹp nhất là những năm tháng tuổi trẻ thì có lẽ, du lịch biển xứ Thanh đang ở trong giai đoạn “thanh xuân” rực rỡ đó. Đặc biệt, với sự xuất hiện của các “ông lớn” trong lĩnh vực kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cùng “làn sóng” đầu tư nghìn tỷ thông qua các dự án, công trình tầm cỡ tạo nên nguồn động lực to lớn cho những bước chuyển mình mạnh mẽ trên khắp dải bờ biển xứ Thanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khi các “ông lớn” chạy đua phát triển du lịch biển xứ Thanh

Khi các “ông lớn” chạy đua phát triển du lịch biển xứ Thanh

FLC SamSon Beach & Golf Resort là điểm sáng của du lịch Sầm Sơn nói riêng và du lịch Thanh Hóa nói chung. Ảnh: CTV

Nếu đời người đẹp nhất là những năm tháng tuổi trẻ thì có lẽ, du lịch biển xứ Thanh đang ở trong giai đoạn “thanh xuân” rực rỡ đó. Đặc biệt, với sự xuất hiện của các “ông lớn” trong lĩnh vực kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cùng “làn sóng” đầu tư nghìn tỷ thông qua các dự án, công trình tầm cỡ tạo nên nguồn động lực to lớn cho những bước chuyển mình mạnh mẽ trên khắp dải bờ biển xứ Thanh.

Tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch biển, đảo là thực tế đã được chứng minh trong suốt các chặng đường xây dựng và phát triển của tỉnh ta. Với 102km bờ biển trải dài, du lịch biển, đảo xứ Thanh không chỉ nổi tiếng bởi những bãi tắm lý tưởng, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hệ động - thực vật phong phú... Đây còn là nơi sinh tụ của trên một triệu cư dân – những con người có cuộc sống gắn liền với biển cả tự bao đời nay. Biển, đảo vừa là nơi cung cấp nguồn sống cho họ và cũng chính là không gian để họ tạo lập nên một nền văn hóa biển đảo với những “vỉa tầng” di sản văn hóa dày dặn, đặc sắc. Nhằm khai thác hiệu quả, bền vững các tiềm năng, thế mạnh này, trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chương trình, đề án, kế hoạch liên quan đến phát triển du lịch biển, đảo... Trong đó xác định cụ thể các quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch biển trở thành sản phẩm du lịch mũi nhọn, tổ chức không gian phát triển bền vững du lịch biển, đảo; định hướng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách du lịch và danh mục các dự án đầu tư nhằm khai thác, phát huy tối đa giá trị tài nguyên du lịch biển, đảo... Cùng với đó, công tác quy hoạch, hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch và thu hút đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật được quan tâm hàng đầu. Với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp nhằm tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn, các cấp, ban, ngành của tỉnh đã rất nỗ lực trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách.

Tiềm năng, thế mạnh cùng những cơ chế, chính sách thuận lợi đã thu hút các nhà đầu tư tích cực tham gia vào “đường đua” phát triển du lịch biển xứ Thanh; từ đó góp phần làm thay đổi mạnh mẽ diện mạo của các khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã thu hút 57 dự án đầu tư kinh doanh du lịch; nguồn vốn đăng ký khoảng 67 nghìn tỷ đồng; tập trung chủ yếu vào khu vực ven biển với 680 cơ sở lưu trú, 2.100 phòng, 127 khách sạn đã được xếp hạng từ 1 đến 5 sao. Trong đó, sự góp mặt của những “ông lớn” cùng các dự án tầm cỡ, hệ thống dịch vụ đồng bộ, chất lượng cao nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước như: Dự án FLC SamSon Golflinks và Dự án Khu đô thị sinh thái FLC của Tập đoàn FLC; các dự án du lịch sinh thái cao cấp ven biển huyện Quảng Xương của Công ty CP Xây dựng FLC Faros và Công ty CP ORG; Dự án Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến; Dự án Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp của Tập đoàn SunGroup... tác động mạnh mẽ, góp phần nâng tầm vị thế du lịch biển xứ Thanh.

Khi các “ông lớn” chạy đua phát triển du lịch biển xứ Thanh

Khu Du lịch sinh thái biển Hải Tiến hình thành đã thay đổi hoàn toàn diện mạo vùng biển nghèo của huyện Hoằng Hóa. Ảnh: CTV

Sau thành công của Tập đoàn FLC với Dự án FLC SamSon Beach & Gofl resort, hiện nay, trên địa bàn thành phố biển xinh đẹp Sầm Sơn – “thanh nam châm” thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa đang triển khai thực hiện 5 dự án lớn do các nhà đầu tư thực hiện: Dự án Không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương của Tập đoàn FLC với tổng vốn đầu tư là: 315.932 triệu đồng; Dự án Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn của Công ty CP Tập đoàn Mặt trời với tổng vốn đầu tư là: 1.473.623 triệu đồng; Dự án Khu đô thị sinh thái biển Đông Á Sầm Sơn của Công ty TNHH Tập đoàn bất động sản Đông Á; Dự án Khu du lịch sinh thái 2 bờ sông Đơ của Công ty CP Đầu tư và Xây dựng HUD4; Dự án Khu vườn đảo hoang và hoài niệm trong khu du lịch sinh thái núi Trường Lệ của Công ty CP Xây dựng và Thương mại Đại Long Group... Nhờ sự thu hút đầu tư mạnh mẽ cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện của tỉnh, Sầm Sơn ngày càng khẳng định được thương hiệu du lịch trên bản đồ du lịch Việt Nam. Tỷ trọng ngành dịch vụ du lịch luôn giữ vững vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn; diện mạo và chất lượng du lịch nâng lên rõ rệt. Năm 2017, Sầm Sơn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là 1 trong 5 khu du lịch hàng đầu của cả nước. Đặc biệt, Dự án quảng trường biển và khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí đang được tích cực triển khai thực hiện sẽ mở ra triển vọng mới tươi sáng cho sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của thành phố. Sầm Sơn đã và đang từng bước chạm tay vào giấc mơ du lịch 4 mùa, đô thị du lịch biển trọng điểm quốc gia.

Nếu Sầm Sơn thu hút các nhà đầu tư bởi diện mạo đô thị du lịch biển văn minh, thân thiện, hiện đại đang dần được kiến tạo rõ nét thì dải bờ biển ven biển của huyện Hoằng Hóa lại phô diễn vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, còn lưu giữ được những nét hoang sơ vốn có. Từ một vùng ven biển cát bỏng nghèo khó, trong những năm qua, nhờ làm tốt công tác thu hút đầu tư, Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến hình thành đã thay đổi hoàn toàn diện mạo nơi này. Trong đó, Khu du lịch biển Ánh Phương do Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hải Tiến và các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư hàng ngàn tỷ đồng xây dựng đã trở thành một khu du lịch đa chức năng với 40 khách sạn và biệt thự du lịch đạt tiêu chuẩn 3 sao, tổng số 2.500 phòng, đa dạng các dịch vụ như du lịch tắm biển, du lịch sự kiện, du lịch nghỉ dưỡng... đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng tăng của du khách về với biển Hải Tiến. Đặc biệt, sức hấp dẫn của vùng ven biển huyện Hoằng Hóa đủ sức mời gọi nhà đầu tư tầm cỡ như Tập đoàn Flamingo “cập bến” đầu tư tại đây với ý tưởng hình thành quần thể đô thị du lịch nghỉ dưỡng Hải Tiến có tổng diện tích là 1.350 ha thuộc địa phận các xã: Hoằng Trường, Hoằng Phụ, Hoằng Châu, Hoằng Phong (Hoằng Hóa); hứa hẹn tạo nên động lực lớn cho sự phát triển của du lịch biển của tỉnh Thanh Hóa nói chung, huyện Hoằng Hóa nói riêng.

Bên cạnh những kết quả to lớn đã đạt được, công tác thu hút đầu tư, phát triển du lịch biển xứ Thanh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hoạt động du lịch biển bị ảnh hưởng lớn bởi yếu tố mùa vụ, gây khó khăn trong công tác tổ chức quản lý, khai thác, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và thu hút các dự án đầu tư kinh doanh du lịch vì thời gian khai thác sản phẩm ngắn. Chất lượng và số lượng các dịch vụ du lịch biển vẫn còn hạn chế; công tác quy hoạch, quản lý thực hiện quy hoạch còn bất cập, chồng chéo; các dự án đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu chậm được đầu tư và chưa đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại. Cơ cấu đầu tư bất hợp lý, chủ yếu tập trung đầu tư lĩnh vực kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, các dự án đầu tư kinh doanh các dịch vụ bổ trợ khác như: Vui chơi giải trí, bệnh viện, hội nghị, hội thảo... còn hạn chế.

Nhằm phát huy hơn nữa, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh trong phát triển du lịch biển xứ Thanh; tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và các chương trình, đề án, kế hoạch liên quan đến phát triển du lịch biển, đảo, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa sẽ phải tập trung giải quyết các vấn đề: Tăng cường đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng du lịch biển nhằm ứng phó kịp thời với tình hình biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng xói lở bờ biển, nước biển dâng. Đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư, nhất là các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhằm nâng cấp và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ du lịch, khắc phục tính mùa vụ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ biển, đảo, môi trường biển; nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho lao động du lịch biển, nhất là nâng cao chất lượng văn hóa giao tiếp ứng xử trong phục vụ du lịch... Thiết nghĩ, khi tham gia vào “sân chơi” thu hút đầu tư này, tỉnh Thanh Hóa và các nhà đầu tư giống như những người bạn đồng hành. Hơn tất thảy, dù là “chủ nhà” hay là những “vị khách” được nồng nhiệt chào đón, cả hai đều phải nắm rõ và tôn trọng “luật chơi” đã được đề ra trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Tỉnh Thanh Hóa tạo điều kiện, hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư về các thủ tục hành chính, cơ chế, chính sách. Song, nhà đầu tư phải thực hiện nghiêm túc, đúng đắn các cam kết về mặt thời gian, tiến độ triển khai dự án, quy hoạch đã được phê duyệt, chất lượng công trình, hạng mục...

Hương Thảo


Hương Thảo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]